Chia sẻ bí quyết vì sức khỏe của mọi người
Tham gia rất nhiều khóa học giảng dạy các liệu pháp bảo vệ sức khỏe của BS Dư Quang Châu tôi rất ngạc nhiên vì không chỉ có các nhà khoa học, các trí thức bậc cao, các lương y mà cả các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện lớn cũng tham gia. BS Dư Quang Châu hào sảng giải thích, ở châu Âu và các nước phát triển, các phương pháp dạng này được các bệnh viện đưa vào nhóm trị liệu tự nhiên hay y học dự phòng bổ sung. Ứng dụng các phương pháp này vào hỗ trợ và dự phòng bệnh tật rất hiệu quả và tốt cho người bệnh.
BS Dư Quang Châu hướng dẫn cho học viên tại Hà Nội. |
Nhiều người phục ông “có tuổi” mà không biết mệt mỏi. Ông như con thoi liên tục di chuyển khắp nơi trên đất nước Việt Nam rồi ra nước ngoài. Tới nay ông đã đưa phương pháp Thập Chỉ Liên Tâm – Y mao mạch phát triển không chỉ cho hàng ngàn, hàng vạn người Việt Nam mà ra nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Pháp, Đức, CH Séc, Ba Lan, Slovakia, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ...
Ông bảo: “Không ngại khó, không ngại khổ, chỉ mong sao số người được tôi hướng dẫn cách tự chăm lo được sức khỏe cho chính mình sẽ ngày một nhiều hơn. Và tôi có niềm khao khát mong mọi người hãy thay đổi quan niệm, đừng coi việc chăm sóc sức khỏe là có phân công xã hội. Bởi sức khỏe là của chính mình, chỉ bản thân mình mới định đoạt được nó sẽ xấu hay tốt…”.
BS Dư Quang Châu nhận danh hiệu "Danh y đất Việt". |
Không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến các buổi giảng và hỗ trợ bệnh của BS Dư Quang Châu với các chứng như đau thần kinh tọa, đau vai gáy, đau khớp gối, ù tai, điếc tai, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, liệt do di chứng tai biến mạch máu não… Các học viên chính là “người thầy chữa lành” cho chính người thân, bạn bè và đồng nghiệp của mình. Những tiếng ồ, tiếng cười, tiếng khóc vỡ òa khi chứng kiến: người bệnh sau nhiều năm không tự đi đứng được... tự nhiên đi... như chưa từng bị bệnh.
BS Dư Quang Châu chia sẻ: “Tôi chỉ có một đôi bàn tay – có làm việc cật lực không nghỉ, tự tay bấm huyệt cho người bệnh quanh năm thì dù có “sống hết 120 năm cuộc đời” cũng chỉ giúp được cho một số người ít ỏi. Nhưng khi tôi mở các khóa đào tạo tay nghề, đơn giản hóa thao tác, huấn luyện kỹ thuật, phổ biến kiến thức cho thật nhiều người, để bất cứ người bình thường nào cũng nắm được phương pháp để phòng chữa bệnh cho mình và sẽ có hàng triệu đôi bàn tay cũng giúp được đời, cứu bao nhiêu bệnh”.
PGS.TSBS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khớp học Hà Nội, Trưởng phân môn khớp - Phó Trưởng bộ môn Nội tổng hợp - Đại học Y Hà Nội phát biểu tại hội thảo về y mao mạch. |
Đưa các thành tựu khoa học khó hiểu... thành bí quyết sức khỏe đơn giản
BS Dư Quang Châu tâm sự, ông sinh ngày 17/10/1954 tại Đồng Nai, từ nhỏ đã theo học nghề thuốc. Năm 1980 – 1990, ông công tác tại Khoa Nội, Khoa Đông y, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai, rồi du học tại Trung Tâm Y học năng lượng – Công quốc Monaco và nghiên cứu về dược thảo tại Học viện Địa Trung Hải ở Montpellier – Pháp. Với nhiệt huyết tuổi trẻ và khát khao cống hiến cho đồng bào, năm 1997 ông trở về nước, dành trọn tâm huyết vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và luôn mơ ước một ngày nào đó có trong tay một phương pháp chữa bệnh không bằng thuốc, đơn giản mà hiệu quả nhằm giúp ích cho mọi người dễ hiểu, dễ thực hiện tại nhà.
Không có con đường trải thảm nào để thành công, nhất là đối với nghề y. Để có thể giỏi nghề, thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người, rất nhiều trí tuệ, công sức, mồ hôi đã phải đổ ra, chẳng có ai có thể đo đếm được, chỉ biết rằng người thầy thuốc giỏi là người trải qua nhiều gian nan vất vả. Ông đã học hỏi nghiên cứu cho ra đời 30 cuốn sách, trong đó hầu hết là viết về cách thức bảo vệ sức khỏe, tổ chức các khóa học phổ biến kiến thức y học thường thức và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phục hồi chức năng ở các tỉnh thành Việt Nam và trên thế giới...
Lớp hướng dẫn Y mao mạch - Thập Chỉ Liên Tâm tại Syney - Úc. |
Ông Châu tâm sự, từ những năm 1980 ông đã được học môn Thập Chỉ Đạo từ cố Lương y Huỳnh Thị Lịch và đau đáu với nó. Thập Chỉ Đạo dù nổi tiếng là có kết quả chữa bệnh kỳ diệu cho hàng ngàn hàng vạn người, nhưng chưa ai tìm ra nguyên lý khoa học và chưa xây dựng được cơ sở lý luận nên chưa thuyết phục được giới khoa học và không truyền dậy một cách có hệ thống được. May mắn khi Liên hiệp các Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu phương pháp huyền diệu này, BS Dư Quang Châu đã được chọn là chủ nhiệm đề tài.
Bắt đầu từ 1/9/2012, Hội đồng khoa học gồm GS.TS Vũ Hoan - Chủ tịch hội đồng, GS.TS Phạm Đức Dương, GS.BS Vi Huyền Trác, GS.TS Cao Cự Bội, GS.TS Phan Đăng Nhật, BS Đặng Văn Quế... đã thảo luận những vấn đề trở ngại và thách thức khi giải quyết bài toán làm rõ cơ sở khoa học của Thập Chỉ Đạo đầy bí ẩn và đưa ra những mục tiêu cụ thể với đề tài khoa học: “Ứng dụng Cảm xạ Y học trong nghiên cứu khả năng trị liệu của phương pháp Thập Chỉ Liên Tâm”.
BS Dư Quang Châu nhận danh hiệu "Tri thức Việt Nam theo tiêu chí đạo đức toàn cầu, trí thức lao động sáng tạo 2016". |
Đề tài khoa học thứ hai “Đánh giá tác dụng chữa bệnh bằng phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Đạo của lương y Huỳnh Thị Lịch kết hợp với chườm đá nóng lạnh” với đơn vị chủ quản là Liên hiệp Khoa học UIA. GS.TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Văcxin và Sinh phẩm Y tế - Bộ Y tế - Chủ tịch hội đồng khoa học cùng sự tham gia của các nhà khoa học: GS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, nguyên Trưởng khoa Tổng hợp, Bệnh viện Hũu nghị Việt Đức, GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội, GS.TS Ngô Quang Lực, nguyên Trưởng khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thiếu tướng PGS.TS Ngô Tiến Quý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công An; PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó trưởng khoa Xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai; TS Nguyễn Văn Thanh, Vụ Y học Cổ truyền dân tộc, Bộ Y tế; Thượng tá, BS Trịnh Thị Huệ, nguyên Trưởng phòng Y vụ, Bệnh viện Bộ Công an; TS.BS Nguyễn Hải Vân, Trưởng khoa Tế bào, Bệnh viện Da liễu T.Ư.
Đội thiện nguyện Thập chỉ liên tâm được thành lập để giúp đỡ người bệnh khó khăn. |
Dù biết rất khó khăn nhưng vì là người vốn ham nghiên cứu và tập hợp được một đội ngũ các nhà thực hành đầy tâm huyết ở nhiều nơi, BS Dư Quang Châu cùng các nhà khoa học đã không ngại khó, ngại khổ tìm tòi và nghiên cứu qua rất nhiều phương pháp và phát hiện ra Thập Chỉ Đạo chính là một ứng dụng của liệu pháp Y mao mạch mà lý thuyết về nó đã được giải Nobel Y học năm 1920 với công trình nghiên cứu của GS August Krogh người Đan Mạch. BS Kneipp người Đức và BS Zalmanov người Nga đã ứng dụng lý thuyết của Krogh về lưu thông máu chữa thành công cho hàng chục ngàn người. "Dưới ánh sáng khoa học, Thập Chỉ Liên Tâm đã từng bước trở thành một phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt mà ai cũng có thể làm tốt" – ông Châu nói.
BS Dư Quang Châu tiếp tục nghiên cứu không chỉ mao mạch, mà cả tĩnh mạch vì tĩnh mạch tắc thì dù mao mạch có thông suốt... nhưng cả hệ thống vẫn trì trệ như thường. May mắn khi tìm ra phương pháp “thải xỉ” trong tĩnh mạch bằng chườm nóng vùng gan của nhà bác học Nga A.A Mikulin đề xuất từ 50 năm trước ông đã thí nghiệm ngay cho mình và ông đã được hưởng lợi đầu tiên: “Cơ thể tôi gọn và săn chắc lại, ngủ ngon, tiêu hóa tốt, da mặt căng và sáng hơn xưa, các chỉ số máu được cải thiện tích cực. Kết quả nhiều người thực hiện đã thấy: cơ thể nhẹ nhõm, dễ chịu toàn thân, “khỏe chưa từng thấy”...
Như vậy, theo phương pháp Y mạo mạch hay Thập Chỉ Liên Tâm chính là sự tổng hợp của các nghiên cứu thực nghiệm và khoa học nổi tiếng từ xưa cho tới nay của các nhà y học nổi tiếng: Huỳnh Thị Lịch + Krogh + Zalmanov và Mikulin. Công nghệ thực hiện rất đơn giản: day bấm bơm máu + chườm đá nóng + nhịn ăn 16:8 + hớp không khí + dậm chân là phương pháp phòng chữa bệnh hiệu quả.
Lặng lẽ làm việc, âm thầm cống hiến, BS Dư Quang Châu đã được ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý gồm: Năm 2014 được Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội và Tạp chí Tri thức và Phát triển vinh danh Bảng vàng “Trí thức tiêu biểu Vì sự nghiệp phát triển Thủ đô”; được Tôn vinh điển hình tiên tiến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015; được Liên hiệp UNESCO Việt Nam trao tặng Danh hiệu “Trí thức Việt Nam theo tiêu chí đạo đức toàn cầu, trí thức lao động sáng tạo 2016.