Xử lý nước thải do sản xuất tinh bột khoai mỳ

y là ý tưởng của Võ Khôi Nam và Trần Thị Ngọc Thu, học sinh trường THCS Đào Duy Từ (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nhóm tác giả cho biết, ý tưởng xuất phát từ chính nhu cầu thực tế. Việc sản xuất tinh bột khoai mỳ (sắn) là một trong những ngành gây ra các tác động lớn đối với môi trường.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/ytst-126-khoai-mi.jpg-mau-300x200.jpg

Hệ thống xử lý nước thải do sản xuất tinh bột khoai mỳ.

Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Đặc biệt, nước thải chế biến tinh bột khoai mỳ với lưu lượng lớn và hàm lượng chất hữu cơ cao đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chính vì vậy, Khôi Nam và Ngọc Thu quyết định tận dụng kiến thức đã học trong nhà trường để thiết kế hệ thống xử lý nước thải từ sản xuất tinh bột khoai mỳ.

Nhóm tác giả cho biết, hệ thống xử lý nước thải có sự kết hợp giữa hóa học và sinh học, có thể xử lý triệt để các chất độc hại trong nước thải do sản xuất tinh bột mỳ gây ra, đặc biệt là hợp chất xyanua. Đây cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình xử lý nước thải mỳ chua – đang là vấn đề nan giải.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm quyết định xây thêm bể cho hóa chất sắt sunfat vào nước thải mỳ chua để tác dụng với xyanua trong môi trường kiềm. Cách này giúp các chất dạng cặn rắn lắng xuống phía dưới rồi tách chúng ra, lượng xyanua nếu còn sẽ được tiếp tục xử lý ở bể sinh học hiếu khí.

T. Hà

Theo Đời sống
back to top