GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học cho biết, hiện tượng này là do mọt tấn công. Những loại gỗ cứng như lim, gụ rất ít khi bị mọt xâm nhập, tuy nhiên những loại gỗ mềm như tre, gỗ có thành phẩm kém rất dễ bị mọt tấn công.
Ở Việt Nam, mọt hại gỗ, tre, nứa có đến cả chục loại. Có loại mọt hại gỗ tươi (gỗ mới chặt), loại mọt hại gỗ khô. Điều đáng nói, ngoài việc làm hỏng đồ đạc, mọt còn gây cảm giác khó chịu cho con người bởi tiếng kêu của chúng.
Ngoài ra, phân và thức ăn mà chúng để lại trên bề mặt gỗ (lớp bột màu vàng nhạt) còn có thể gây độc cơ học cho đường hô hấp và cho mắt nếu chẳng may dính phải. Việc xý lý mọt không hề khó. Bạn có thể dùng dầy tây miết trên chỗ bị mọt tấn công sau phủ một lớp nilon lên bề mặt.
Cách này vừa giúp tránh mùi dầu bay ra ngoài gây khó chịu, vừa giúp dầu thẩm thấu vào bên trong gỗ. Nếu bạn không thích dầu tây có thể đổi thành dùng cồn. Một cách diệt mọt nữa là dùng nước. Khi những thanh giát giường bị mọt, ở các vùng quê, bà con thường tháo ra thả xuống ao, hồ 1 -2 ngày vớt nên, đảm bảo mọt bị tiêu diệt.