<p>...dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều, đa số đều tỏ ra không đồng tình.</p> <p>Một bạn đọc bày tỏ quan điểm, số lợi dụng sơ hở trong việc cấp lại bằng lái xe để có thêm bằng là rất ít so với số mất thật. Nếu áp dụng thi lại với tất cả trường hợp sẽ gây lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc của những người mất thật, nhất là đối với những bằng lái xe hạng cao.</p> <p>“Giấy phép lái xe là chứng chỉ nghề, nó giống như bao chứng chỉ nghề khác như thợ hàn, thợ điện, nó phải nằm chung trong hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam và thế giới. Không có luật nào quy định khi đánh mất chứng chỉ nghề thì phải học lại nghề đó cả”- một ý kiến khác cho hay.</p> <p>Rất ủng hộ việc "thu bằng lái vĩnh viễn lái xe dùng ma tuý gây tai nạn" nhưng bạn Lan Nguyễn viết: “Mất Giấy phép thì phải cho cấp lại chứ sao phải thi lại, gây tốn kém tiền bạc, mất thời gian không cần thiết. Việc quản lý là của cơ quan chức năng, không thể áp đặt sang người dân”.</p> <p>Bạn Long Sin thì cho rằng đây là việc khá bi hài khi so sánh: “Mất bằng lái xe phải thi lại, không lẽ mất giấy khai sinh - sinh lại, mất bằng tốt nghiệp - học lại từ lớp 1, mất giấy kết hôn thì cưới lại?”</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/07/xon-xao-voi-de-xuat-ai-mat-bang-lai-xe-deu-phai-thi-lai1551926945(1).jpg" /><em>Dư luận xôn xao trước đề xuất "ai mất bằng lái xe cũng đều phải thi lại" và cho rằng việc này không khả thi. Ảnh minh họa.</em></p> <h2>Nên siết chặt quy trình thi giấy phép lái xe</h2> <p>Trước đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, nhiều quan điểm cho rằng, mất bằng lái xe không phải là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông, vấn đề là siết chặt việc thi cử cấp giấy phép lái xe chứ không phải ở hồ sơ. Có bạn đọc cũng nêu thực trạng hiện nay là “việc thi cử quá dễ dàng, chỉ tập lái trong sa hình, hầu như không có thực hành ngoài đường (hiện tượng mua điểm rất phổ biến) tạo ra các hung thần không am hiểu luật, tay lái chưa vững, gây tai nạn cho hàng loạt người tham gia giao thông".</p> <p>Bạn Tuan – một Việt kiều thì cho biết: Tôi đang sống bên nước ngoài, ở đây họ đi xe máy rất nhiều xong tình trạng tai nạn giao thông rất hiếm khi xảy ra, kể cả là tắc đường cũng rất ít, bởi người dân rất có ý thức, điều quan trọng hơn cả đó là họ sợ phạm luật, nếu chỉ đơn giản như vượt đèn đỏ dù ko để xảy ra tai nạn nhưng mức phạt cũng phải cả tháng lương cơ bản. Còn nếu vượt đèn đỏ mà gây tai nạn thì chỉ có bán nhà mới trả hết được nợ cùng với đó là 20-30 năm “bóc lịch”.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/07/lai-xe.jpg" /><em>Nhiều ý kiến bày tỏ, nên siết chặt quy trình thi giấy phép lái xe và quản lý bằng lái thay vì yêu cầu thi lại khi mất bằng. Ảnh minh họa.</em></p> <p>Bạn Minh Huỳnh đề xuất: “Muốn giao thông an toàn phải thực hiện một kế hoạch tổng thể bao gồm việc bắt buộc bảo hiểm, viết lại hướng dẫn lái xe an toàn, tổ chức thi lái xe nghiêm túc, đề thi có chất lượng, bằng cấp lái xe phải được cấp và quản lý nối mạng trên máy tính, các lỗi giao thông phải bị trừ điểm... Thời công nghệ 4.0 rồi, mất bằng mà thi lại thì… buồn cười quá!</p> <p><strong>Lê Nguyên</strong></p> <!--<script src="http://suckhoedoisong.vn//d1.hadarone.com/ads-sync.js?placement=1133"></script> --> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>