Đại thực bào là những tế bào bạch cầu lớn, di chuyển khắp cơ thể con người như một đội vệ sinh môi trường, dọn sạch các mảnh rác vụn nguy hiểm. Nhưng ở những người bị xơ vữa động mạch, các chất béo tích tụ và gây viêm trong mạch máu, các đại thực bào có thể gây nguy hiểm.
Đại thực bào ăn chất béo dư thừa bên trong thành động mạch, nhưng chất béo quá nhiều khiến bạch cầu bị sủi bọt. Những đại thực bào có bọt có xu hướng gây viêm trong động mạch và đôi khi phá vỡ các mảng viêm, giải phóng các cục máu đông, có thể gây đau tim, đột quỵ hoặc tắc mạch máu ở những điểm khác nhau trong cơ thể.
Nghiên cứu của các nhà khoa học UConn Health cho thấy, xóa bỏ một loại protein nhất định có thể ngăn chặn hành vi ăn chất béo, đồng thời ngăn chặn nguy cơ bệnh của hệ tuần hoàn.
Các nhà khoa học phát hiện ra protein, được gọi là TRPM2, bị quá trình viêm kích hoạt. Protein báo hiệu các đại thực bào bắt đầu ăn chất béo. Viêm mạch máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng xơ vữa động mạch do TRPM2 được kích hoạt mạnh lên. Sự kích hoạt TRPM2 thúc đẩy hoạt động của đại thực bào, khiến các đại thực bào có nhiều bọt hơn và các động mạch bị viêm nặng hơn.
Lixia Yue, nhà sinh học tế bào của Trường Y UConn, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, đại thực bào, viêm mạch máu, protein TRPM2 tạo thành một vòng luẩn quẩn thúc đẩy sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được một giải pháp ngăn chặn chu kỳ này trong thí nghiệm trên chuột. Nhóm xóa TRPM2 khỏi một nhóm chuột thí nghiệm có xu hướng bị xơ vữa động mạch. Việc xóa protein không gây hại cho những con chuột, và ngăn các đại thực bào không sủi bọt. Đồng thời các nhà khoa học nhận thấy, chứng xơ vữa động mạch của động vật suy giảm.
Hiện nhóm nhà khoa học đang tìm hiểu, sự gia tăng biểu hiện TRPM2 trong bạch cầu đơn nhân (tiền thân của đại thực bào) trong máu có tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch người hay không. Nếu mối tương quan được xác định, thì mức độ TRPM2 cao có thể là dấu hiệu nguy cơ gây đau tim và đột quỵ.