Hạt vừng có giá trị dinh dưỡng cao, có tới 45 - 55% dầu, 19 - 20% protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu vừng là 2 loại axit béo. Dưới đây là một số bài thuốc từ vừng đen:
- Trị huyết áp quá cao, váng đầu, hoa mắt, can thận hư tổn, ù tai: Vừng đen 60g, tang diệp (non) nửa cân tán bột viên với mật ong, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần.
- Trị can âm bất túc hoa mắt, mờ mắt, tóc bạc và rụng sớm, ho lâu, tê, cước khí: Vừng đen 160g, tang diệp 640g. Tang diệp tán thành bột, vừng đen nấu thành cao luyện thành hoàn ngày dùng 12 - 16g chia 3 lần uống pha với rượu ấm lúc đói. Tác dụng khử phong, lương huyết, ích can thận, sáng mắt.
- Chữa dương hư, táo bón ở người già: Tỏa dương 15g, vừng đen 16g, vừng vàng 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g sắc nước uống lúc đói. Ngày 12g chia 2 lần.
- Chứng nhiệt lâm, đi tiểu đau buốt cả dương vật, dùng hồ ma (đen), mạn kinh tử, mỗi thứ 20g, sắc uống.
Lưu ý: Vừng đen nên chọn hạt càng mập càng tốt. Lấy nước đãi sạch bỏ những hạt nổi ở trên mặt nước, trộn rượu đổ từ trưa đến tối rồi đem phơi khô, bỏ vào cối giã cho hết vỏ ngoài, tránh giã kỹ quá sẽ mất lớp vỏ trong rồi sẩy sạch trộn với đậu nhỏ, sao lên, khi đậu chín là được, bỏ đậu đi chỉ dùng hồ ma mà thôi. Nếu đồ được như thế đủ 9 lần, phơi đủ 9 lần thì có thể làm đồ ăn rất tốt, người ta ví nó là vị thuốc tư dưỡng cường tráng.
Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám Đa khoa Thiên Nam)