Vùng có gỗ hóa thạch

(khoahocdoisong.vn) - Gỗ hóa thạch là cây gỗ bị chôn vùi dưới lòng đất trong khoảng thời gian từ 4-12 triệu năm.

Hỏi: Gỗ hóa thạch trong điều kiện nào? Nơi nào ở nước ta có nhiều gỗ hóa thạch?

Bạch Văn Thành (Lào Cai)

GS Phan Trường Thị, Viện Đá quý, vàng và trang sức Việt: Gỗ hóa thạch là cây gỗ bị chôn vùi dưới lòng đất trong khoảng thời gian từ 4-12 triệu năm. Trong quá trình phát triển địa chất, khi cây bị chôn vùi xuống lòng đất thì biến thành than đá.

Trường hợp gặp điều kiện thuận lợi như trong đất có dung dịch silic (SiO2) thì nó sẽ tẩm vào các thớ cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch ngang với mã não.

Việt Nam có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch là Lạng Sơn và Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên cách đây từ 4 đến 12 triệu năm, các trận núi lửa tràn qua các rừng cây làm chôn vùi hầu hết những cánh rừng này.

Một số cây không bị đốt cháy mà được tẩm loại dung nham núi lửa nên biến thành gỗ hóa thạch. Trong các vỉa than đá ở mỏ than Na Dương (Lạng Sơn) xuất hiện rất nhiều cây gỗ không biến thành than mà đã hóa thạch.

Theo Đời sống
back to top