<div> <p>GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong ngày 15/3 có 230 trẻ từ Bắc Ninh đến xét nghiệm.</p> <p>Tại Viện Sốt rét và Kí sinh trùng Trung ương cũng ghi nhận 135 cháu trường mầm non trên đến khám sáng nay. Trong đó kết quả xét nghiệm cho thấy 13/135 trẻ dương tính với sán lợn.</p> <p>Trong 230 trẻ đến khám tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có 173 ca có kết quả, trong đó 44 trẻ huyết thanh dương tính sán.</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="sanlon2.jpg" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/03/15/sanlon-2-1552645544776.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/15/sanlon-2-1552645544776(1).jpg" title="sanlon2.jpg" /> <figcaption> <p>Cảnh khám đông đúc sáng nay tại Hội trường BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.</p> </figcaption> </figure> <p>“Huyết thanh dương tính phản ánh tình trạng các cháu đã từng nhiễm sán”, GS Kính nói.</p> <p>Theo GS Kính, nhiễm bệnh giun sán là “truyền thống” của Việt Nam. Tỉ lệ người Việt nhiễm giun sán rất cao.</p> <p>Trong số trẻ đến khám, tỉ lệ dương tính sán cũng là 20%. Trong khi ở trẻ em, nhiễm sán trong thời gian dài sẽ dẫn đến chậm phát triển thể lực.</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="sanmoi.jpg" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/03/15/sanmoi-1552645805450.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/15/sanmoi-1552645805450.jpg" title="sanmoi.jpg" /></figure> <p>GS Kính cho biết thêm, kết quả này sẽ được phân tích thêm để làm rõ hơn. Bệnh nhi mắc sán sẽ được phát thuốc về nhà uống trong nửa tháng sau đó đến viện khám lại.</p> <p>Ngoài ra, trong số trẻ đến khám, một số trẻ mắc bệnh lỵ mãn tính đã được bệnh viện điều trị luôn. </p> <p>Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư hầu hết các cháu tỉnh táo một vài cháu đau bụng mẩn ngứa hoặc có rối loạn tiêu hoá.</p> <p>Chiều 15/3, vẫn còn khá nhiều trẻ ở Bắc Ninh được bố mẹ đưa đến BV Nhiệt đới TƯ xét nghiệm xem có bị nhiễm sán lợn hay không.</p> <p>Các chuyên gia cho biết, việc nhiễm sán có thể do nuốt phải ấu trùng từ môi trường. Có 2 đường nhiễm: Ăn phải trứng sán do rau cỏ, ô nhiễm sẽ dẫn đến bệnh lý do ấu trùng sán. Ăn phải thịt có ấu trùng sán chưa được nấu chín sẽ gây bệnh lý do sán trưởng thành.</p> <p>Nhóm bệnh nhân nhiễm sán màu do người dân tự đến khám, không phải là tình huống ngộ độc thực phẩm.</p> <p>Hiện các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn, được chỉ định kê đơn điều trị theo phác đồ.</p> <p>GS Kính cho biết, đây chỉ là kết quả của số trẻ đến khám vào sáng ngày 15/3, hiện bệnh viện đang tiếp tục làm xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của những trẻ đến khám buổi chiều ngày 15/3.</p> <p>Do lượng bệnh nhân đến khám ồ ạt, đông nên những bệnh nhi có biểu hiện bất thường được các bác sĩ ưu tiên khám trước, làm thêm xét nghiệm để có đánh giá phù hợp.</p> <p>Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, để đáp ứng lượng khám đông, xử lý nhanh chóng, bệnh viện đã tăng lên từ 2 bàn khám ban đầu sau tăng lên 3 bàn khám và xét nghiệm. Số lượng trẻ lớn lại tập trung chủ yếu vào đầu giờ sáng nên phải đưa lên hội trường để tạo thuận lợi cho việc khám và xét nghiệm cho trẻ.</p> <p>Theo TS Huy, điều trị bệnh sán lợn đã có phác đồ của Bộ Y tế. Điều trị đúng và đủ theo phác đồ sẽ mang lại hiệu quả.</p> <p>Hơn nữa, mắc sán lợn không phải cấp tính như sởi hay sốt xuất huyết, cần thời gian điều trị và chắc chắn bệnh sẽ khỏi nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị.</p> <p>Được biết, có khoảng 400 học sinh của trường mầm non Thanh Khương - Bắc Ninh được gia đình đưa đến BV Bệnh Nhiệt đới TƯ và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ xét nghiệm, sau khi 3 bé ăn thịt lợn tại trường đi xét nghiệm, trong đó 2/3 trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với sán.</p> <p>Trước đó, từ cuối tháng 2/2019, một clip ghi lại hình ảnh món thịt lợn nổi đầy hạch trắng tại trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) khiến nhiều người hoảng hốt, lo ngại học sinh tại trường ăn phải món thịt lợn nhiễm sán. Một số gia đình đưa con đi xét nghiệm đã có kết quả dương tính với sán.</p> </div>