Sáng ngày 24/2, Phóng viên Khoa học và Đời sống (PV) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Lâm Hà.
Đại diện UBND huyện Lâm Hà, ông Hoàng Sỹ Bích – (Chủ tịch UBND) sau khi bài viết được đăng tải chúng tôi đã nắm được tình hình đồng thời đại diện UBND huyện Lâm Hà xác nhận mọi phản ánh của PV là đúng sự thật.
Tình trạng khai thác đá chẻ trái phép tại xã Đan Phượng đã tồn tại từ trước cho đến nay.
Theo ông Bích, “việc khai thác đá chẻ trái phép tại thôn Đan Hà, xã Đan Phượng đang được các người dân địa phương vận dụng vào việc cải tạo vườn. Về phía địa phương sẽ có văn bản chỉ đạo xử lý dứt điểm, không để tình trạng này xảy ra như thế được”.
Lực lượng công an cùng cán bộ địa chính, tư pháp có mặt tại hiện trường. |
Đối với nội dung cán bộ UBND xã Đan Phượng xuống kiểm tra hiện trường khai thác đá trái phép. Tuy nhiên không lập biên bản ghi nhận hiện trường cũng như biên bản vi phạm hành chính, thì vị lãnh đạo này cho biết “sẽ chỉ đạo kiểm tra và xử lý và sẽ có câu trả lời bằng văn bản với báo chí sau”.
Những khối đá lớn được xếp gọn trong bãi đá chờ khai thác. |
Trước đó, KH&ĐS đã phản ánh tình trạng khai thác đá chẻ tại thôn Đan Hà, xã Đan Phượng qua bài viết “Lâm Đồng: Nhức nhối nạn khai thác đá chẻ tại xã Đan Phượng”. Đây đều là những vị trí mà trước đó chúng tôi đã phản ánh tới chính quyền địa phương để xử lý, ngăn chặn và dẹp bỏ. Tuy nhiên, sau khi phản ánh với chính quyền địa phương lực lượng chức năng của xã có xuống hiện trường nhưng lại không lập biên bản ghi nhận hiện trường, biên bản vi phạm hành chính… với lí do “không có chủ đất và người vi phạm tại hiện trường”.
Những vật dụng, máy móc công nhân sử dụng phục vụ việc khai thác đá chẻ tại hiện trường. |
PV rất bất ngờ trước cách xử lý sự việc của chính quyền UBND xã Đan Phượng, đồng thời dư luận cũng đặt ra câu hỏi liệu có sự “mập mờ” khuất tất gì trong cách xử lý vi phạm này chăng?
Có hay không, dấu hiệu bao che cho các đối tượng “Đá tặc” đang hoành hành tại địa phương?
Chức năng quản lý của chính quyền địa phương ở đâu?! Trong khi sự việc vẫn tồn tại hiện hữu nhưng chính quyền lại không hề hay biết.
Khoa học và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin về sự việc...
Xem thêm: Trường hợp nào bị coi là khai thác khoáng sản trái phép? Theo Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010 định nghĩa về khoáng sản thì: Khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tại Điều 4, Luật Khoáng sản 2010 cũng nêu rõ, cá nhân, tổ chức chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Điều này có nghĩa, các cá nhân, tổ chức chỉ được khai thác khoáng sản khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hợp pháp. Từ những căn cứ trên có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |