Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, trước khi phóng tên lửa, chiến hạm tiến hành cơ động chiến thuật, bí mật cơ động đến khu vực thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tên lửa hành trình Kalibr tấn công vào vị trí mục tiêu ven biển tại thao trường chiến thuật Syurkum vào thời gian quy định, tầm bắn hơn 1.000 km.
Để hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, thủy thủ đoàn tàu ngầm đã thục luyện các bài tập đặc biệt, thực hành thuật toán hành động phóng tên lửa hành trình có điều khiển độ chính xác cao.
Các tàu ngầm diesel-điện dự án 636.3 do Cục Thiết kế Trung ương Rubin về Công trình Hàng hải thiết kế và phát triển.
Hợp đồng đóng 6 tàu ngầm thuộc Dự án Hạm đội Thái Bình Dương Nga được ký vào tháng 9/2016.
2 tàu ngầm đầu tiên là Petropavlovsk-Kamchatsky và Volkhov được đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ngày 28/7/2017.
Petropavlovsk- Kamchatsky ra khơi lần đầu tiên ngày 28/3/2019. Chiến hạm đưa vào biên chế, phục vụ cho Hải quân Nga ngày 25/11/ 2019, sau khi vượt qua các cuộc thử nghiệm.
Tàu ngầm Dự án 636.3 (định danh NATO: Kilo-II cải tiến) thuộc thế hệ thứ ba của tàu ngầm diesel-điện hạng trung, một trong những tàu ngầm yên tĩnh nhất thế giới.
Chiến hạm dài 74 m và lượng giãn nước hơn 3.900 tấn. Do thân tàu chắc chắn, tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 240 mét, lặn ngầm độ sâu tối đa 300 mét, có phạm vi hoạt động lên tới 7.500 dặm (12.000 km). Kilo được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-PL phóng từ ống phóng ngư lôi.
3M-54 Kalibr là nhóm tên lửa hành trình tầm xa Nga, tên lửa chống hạm (AShM) có thể phóng từ tàu ngầm, từ trên không, hệ thống tên lửa chống hạm ven biển, tên lửa hành trình tấn công đất liền (LACM) và tên lửa chống ngầm do Novator Design Cục (OKB-8) phát triển cho Hải quân Nga.
Kalibr-PL hay Kalibr-NK, còn được gọi là SS-N-30. Loại vũ khí này tiến công mục tiêu với độ chính xác cao trên phạm vi lên đến 2.500 km, trang bị đầu đạn thông thường, bay ở độ cao từ 50 đến 150 mét so với bề mặt.
Tên lửa bay hành trình với tốc độ cận âm cao và có thể bay với tốc độ siêu âm với hành trình bay ngắn hơn. Tên lửa trang bị Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và định vị vệ tinh (GLONASS).