Đây là cuộc diễn thập, thử nghiệm khả năng chỉ huy, điều hành tác chiến, ra quyết định nhanh chóng và liên kết phối hợp hiệu quả ở cấp độ các đơn vị, với một sở chỉ huy cơ động duy nhất, điều phối toàn bộ quá trình diễn tập và theo dõi diễn biến trận chiến thời gian thực.
Các bài huấn luyện diễn tập trên thao trường Chebarkul là phần cuối của chương trình huấn luyện lực lượng sĩ quan chỉ huy quân khu Trung Tâm của Nga. Tham dự có các đại diện Các lực lượng vũ trang Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.
Khởi đầu cuộc diễn tập là một biên đội Su-34 ném bom tấn công vào chiến tuyến của kẻ thù. Sau đó, sáu trực thăng tấn công Mi-24 sử dụng rockets phá hủy các phương tiện bọc thép và vũ khí phòng không của đối phương.
Không quân cánh quạt sử dụng chiến thuật "đu quay", thực hiện động tác tiếp cận tấn công "Gorka" với khoảng thời gian là 15 giây, các phi công trực thăng luân phiên tấn công sườn đội hình chiến đấu kẻ thù, sau đó nhanh chóng ở độ cao cực thấp, thoát ly hỏa lực phòng không. Chiến thuật "đu quay hỏa lực" cũng được lực lượng pháo binh áp dụng.
Các tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp "Solntsepek" và pháo phản lực "Grad" đánh phá đội hình chiến đấu của kẻ thù bằng hỏa lực hạng nặng và tạo điều kiện sự liên kết phối hợp hỏa lực giữa đội hình chiến đấu trung tâm và hướng tấn công hai bên sườn.
Cơ động theo kỹ thuật “đu quay”, các khẩu đội thay đổi vị trí bắn, tránh sự phản công của súng cối, pháo binh và pháo phản lực của đối phương.
Sau khi không quân, pháo binh chọc thủng hệ thống phòng thủ của đối phương, ba đại đội xe tăng T-72B3 thọc sâu vào lỗ hổng trong tuyến phòng ngự của kẻ thù mô phỏng. Các xe tăng sử dụng tốc độ cao đột phá đến trung tâm chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạ của kẻ thù, tiêu diệt những mục tiêu quan trọng này và tạo điều kiện cho các đơn vị bộ binh cơ giới tiến công vào sâu trong tuyến phòng ngự của kẻ thù.
Các máy bay trực thăng đa nhiệm Mi-8 có hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là rải mìn từ trên không vào đường rừng – tuyến giao thông huyết mạch của kẻ thù. Nhiệm vụ thứ hai là cơ động vận chuyển các nhóm trinh sát và đặc nhiệm đổ bộ đường không. Những phân đội này sẽ thực hiện nhiệm vụ bao vây đột kích sở chỉ huy của kẻ thù, phá hủy, tiêu diệt hoặc bắt tù binh các chỉ huy chiến trường.
“Đây là những hình thức và phương pháp tác chiế mới, đúc kết kinh nghiệm tác chiến trong nhiều loại xung đột có cường độ khác nhau. Những kỹ năng này là bài học quý giá giúp chúng tôi nâng cao kiến thức và năng lực tác chiến. Chúng tôi sẽ áp dụng những kiến thức này vào thực tiễn công tác huấn luyện và chiến đấu của lực lượng” - Marat Zaripov, sĩ quan huấn luyện chiến đấu của Lực lượng vũ trang Cộng hòa Uzbekistan, cho biết.
Bộ chỉ huy Quân khu trung tâm và đại diện các lực lượng vũ trang nước ngoài cũng được giới thiệu các phương pháp tác chiến mới chống máy bay không người lái, công tác sở chỉ huy tác chiến điện tử. Đây là kết quả từ quá trình nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc xung đột vũ trang hiện đại, đặc biệt là cuộc chiến chống khủng bố chiến trường Syria.