Vì sao người xưa chuộng dùng kim bạc thử độc đồ ăn cho hoàng đế?
Tâm Anh (TH)
Khi xem nhiều bộ phim cổ trang, khán giả thường nhìn thấy cảnh thái giám dùng kim bạc thử độc thức ăn cho hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Tuy nhiên, sự thật về việc này khiến nhiều người bất ngờ.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, các hoàng đế thường lo sợ bị đầu độc. Do đó, trước khi dùng bữa, các thái giám, cung nữ thường dùng kim bạc để thử độc.
Nếu kim bạc chuyển sang màu đen thì chứng tỏ món ăn đó có độc. Lúc ấy, nhà vua sẽ trừng phạt những kẻ hạ độc vào thức ăn của mình.
Chi tiết này đã được nhiều đạo diễn đưa vào trong các bộ phim cổ trang về đề tài hoàng cung và cuộc sống của bậc đế vương. Sau khi xem phim, nhiều người tò mò liệu kim bạc có thực sự có tác dụng phát hiện độc dược trong thức ăn hay không.
Trước bí ẩn này, các nhà khoa học đã thực hiện một số thí nghiệm và phát hiện phần lớn chất độc mà người xưa thường sử dụng là arsenic hay asen (thạch tín), chỉ quặng oxide của nó là arsenic trioxide (As2O3).
Bạc là kim loại không phản ứng với asen. Điều này có nghĩa là không xảy ra hiện tượng kim bạc chuyển sang màu đen ngay sau khi tiếp xúc với asen như chúng ta thường thấy trong các bộ phim cổ trang.
Tuy nhiên, kim bạc có thể phát hiện chất độc trong đồ ăn, đồ uống. Nguyên do là bởi dưới thời phong kiến, việc bào chế độc dược chưa được hoàn hảo nên còn sót một lượng nhỏ của lưu huỳnh và sunfua trong asen.
Theo các chuyên gia, kim bạc sẽ chuyển sang màu đen khi phát hiện thức ăn có độc là do kim loại này có phản ứng hóa học với lưu huỳnh.
Chất độc trong thức ăn bị phát hiện là do có sự xuất hiện của lưu huỳnh. Vậy nên, kim bạc, châm bạc hay đũa bạc thực sự có thể phát hiện chất độc.
Nhờ cách thử độc này, hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có thể yên tâm sử dụng các món ăn mà không lo bị trúng độc. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.