Vì sao người Trung Quốc xưa dùng “áo giáp ngọc bích” để mai táng?
Thiên Trang (TH)
Trong tín ngưỡng Trung Quốc cổ đại, người ta tin rằng ngọc bích có khả năng bảo vệ và đồng hành với linh hồn của người đã qua đời trong hành trình tới kiếp sau.
Trung Quốc là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và trong đó, nghi lễ mai táng có ý nghĩa quan trọng.
Thời cổ đại, người ta tin rằng đời sau có thể tiếp tục sống trong một thế giới khác và vì vậy, những người qua đời được chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp trong kiếp sau.
Hai nghìn năm trước, vào thời nhà Hán, các hoàng gia Trung Quốc cổ đại được chôn cất trong bộ áo giáp làm từ những mảnh ngọc bích chế tác thủ công.
Cho đến nay, hơn 20 bộ áo giáp kiểu này đã được phát hiện, trong đó được cho là tinh xảo và có niên đại lâu nhất là hai bộ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng (con thứ 9 của Hán Cảnh Đế Lưu Khải - vua một nước chư hầu thời nhà Hán) và vợ ông ta.
Bộ áo giáp ngọc bích không chỉ là một món đồ để bảo vệ xác của người đã qua đời, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Ngọc bích được coi là một loại đá quý đặc biệt, tượng trưng cho sự bất tử và sức mạnh.
Trong tín ngưỡng Trung Quốc cổ đại, người ta tin rằng ngọc bích có khả năng bảo vệ và đồng hành với linh hồn của người đã qua đời trong hành trình tới kiếp sau.
Bộ áo giáp bằng ngọc bích được chế tạo công phu từ những viên đá ngọc bích quý giá, được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng sợi chỉ vàng.
Các viên ngọc bích được cắt thành các hình dạng nhỏ gọn và hoàn hảo, sau đó được khéo léo sắp xếp trên bề mặt của áo giáp.
Áo giáp này không chỉ mang tính chất thẩm mỹ, mà còn đảm bảo tính chắc chắn và bền vững trong quá trình mai táng.
Những viên ngọc bích cũng được cho là giúp bảo vệ thi thể người chết không bị phân hủy.
Mời quý độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch. Nguồn: Kienthucnet.