Vì sao gã khổng lồ Leopard của Ukraine bại trận trước kẻ tí hon FPV Nga?

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, lực lượng của họ đã phá hủy 6 xe tăng Leopard 2 của Ukraine bằng máy bay không người lái FPV trong 4 tháng qua.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga
Những hoạt động chiến đấu vừa qua tập trung chủ yếu trên khu vực Kurakhove của Ukraine, nơi máy bay không người lái của Nga đang tích cực “săn lùng” các xe bọc thép Bradley và các trung tâm liên lạc của Ukraine. Ảnh: Armycognition.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-2
Xe tăng Leopard được viện trợ cho Ukraine là một trong những phương tiện bọc thép tiên tiến nhất trong kho vũ khí của NATO, đóng vai trò là công cụ mạnh mẽ trong các nỗ lực phòng thủ và phản công của Ukraine. Những chiếc xe tăng này chủ yếu là các mẫu Leopard 2A4 và 2A6. Ảnh: Wikipedia.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-3
Leopard 2A6 được trang bị pháo 120mm L/55 và giáp composite tiên tiến. Pháo L/55 được đánh giá cao nhờ tầm bắn và khả năng xuyên phá lớn, rất hiệu quả trong việc tấn công các vị trí kiên cố và xe tăng của đối phương. Tuy nhiên, xe tăng Leopard vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về hậu cần và bảo trì tại Ukraine. Ảnh: EurAsian Times.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-4
Một số điểm yếu cụ thể của Leopard 2A6 là không có lồng chống máy bay không người lái, một biện pháp cần thiết mà những xe tăng hiện đại hiện đang áp dụng để đối phó với các mối đe dọa trên không. Nếu không có những chiếc lồng này, Leopard 2A6 sẽ dễ bị máy bay không người lái phá hủy. Ảnh: Wikipedia.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-5
Việc sử dụng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) giúp tăng độ chính xác, cho phép người vận hành tấn công các mục tiêu cụ thể theo thời gian thực, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho binh sĩ. Những chiếc máy bay không người lái đã trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột, thay thế chiến thuật cho các chiến đấu truyền thống. Ảnh: The New Global Order.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-6
Để tấn công xe tăng hiệu quả bằng máy bay không người lái FPV, các nhà điều hành Nga sử dụng các chiến thuật tận dụng khả năng cơ động và độ chính xác của những máy bay không người lái này, để nhắm vào các điểm yếu quan trọng khiến xe tăng hư hại.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-7
Máy bay không người lái FPV được trang bị thuốc nổ nhỏ nhưng mạnh, thường tiếp cận xe tăng ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện. Các binh sĩ Nga thường phối hợp các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái FPV với các cuộc tấn công bằng pháo binh, để đánh lạc hướng kíp lái xe tăng và khiến xe dễ bị tấn công trên không hơn.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-8
Leopard 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực của NATO, được coi là một trong những xe tăng tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chiến trường Ukraine đã cho thấy nhiều xe tăng Leopard không còn khả năng hoạt động do bị phá hủy và thiếu phụ tùng thay thế.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-9
Bản nâng cấp Leopard 2A6 được trang bị pháo nòng trơn 120mm L/55 cải tiến, được bổ sung thêm súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 7,62mm. Những đặc điểm này khiến nó trở thành một vũ khí tấn công đáng gờm.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-10
Vài tuần trước, một xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất bị Quân đội Nga bắt giữ tại Ukraine đã được đưa đến nhà máy Uralvagonzavod ở Nizhny Tagil của Nga. Các kỹ sư tại nhà máy có kế hoạch nghiên cứu kỹ lưỡng chiếc xe bị bắt giữ này.
Ga khong lo Leopard cua Ukraine lep ve truoc ke ti hon FPV Nga-Hinh-11
Theo các nguồn tin Nga, chiếc xe tăng nặng 60 tấn đã được đặt trên các kích nâng đặc biệt và nhóm đã bắt đầu tháo dỡ các thành phần của nó. Các nhà phát triển xe tăng Nga đặc biệt quan tâm đến hệ thống kiểm soát hỏa lực, bộ ổn định súng thiết bị hình ảnh nhiệt và hệ thống phanh được cải tiến.
Theo Đời sống
back to top