Vì sao "chuột máy tính" được gọi là... chuột?

Là một người thường xuyên dùng máy tính, có bao giờ bạn thắc mắc về tên gọi “chuột máy tính”? - một linh kiện không thể thiếu hỗ trợ đắc lực cho việc xử lý công việc trên máy tính của bạn.

Ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, “chuột máy tính” được sử dụng như một thiết bị ngoại vi, giúp con người điều chỉnh, thực hiện các thao tác hay tương tác trực tiếp trên máy tính.

Có thể bạn chưa biết, trước khi có tên gọi “chuột máy tính” thì linh kiện này được gọi là “thiết bị định hướng X - Y trên màn hình”. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi nó điều khiển và tương tác trực tiếp với máy tính thông qua màn hình. Tuy nhiên, cái tên này quá dài dòng, khó nhớ và không bắt tai nên buộc phải đổi sang một cái tên mới.

Vì sao "chuột máy tính" được gọi là...chuột?. Ảnh minh họa

Vì sao "chuột máy tính" được gọi là...chuột?. Ảnh minh họa

Sau đó, một cách rất tự nhiên từ “thiết bị định hướng X - Y trên màn hình” đã xuất hiện tên gọi “chuột”, đơn giản vì nó có ngoại hình cũng như kích thước giống một con chuột thật.

Chuột máy tính được nghiên cứu và cho ra đời bởi 2 kỹ sư Douglas Engelbart và William English, khi được hỏi về nguồn gốc cái tên “chuột”, Douglas Engelbart kể lại: “Không ai nhớ được là từ đâu. Đơn giản nó nhìn giống 1 con chuột có đuôi, và tất cả chúng tôi đều thấy và gọi nó như vậy”.

Vào những năm 1960, Douglas Engelbart và cộng sự Bill English tại Viện Nghiên cứu Stanford (Mỹ) muốn phát triển một thiết bị hỗ trợ con người điều khiển máy tính dễ dàng hơn. Máy tính thời đó có kích cỡ rất đồ sộ, giá cả đắt tiền và việc thao tác cũng vô cùng phức tạp. Muốn thực hiện các tác vụ, người dùng phải gõ từng câu lệnh trên bàn phím.

Sau thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, Engelbart công bố một thiết bị mà ông gọi là "con trỏ XY”, hoặc “thiết bị định hướng X-Y trên hệ thống hiển thị” vào năm 1964. Nguyên mẫu chuột máy tính đầu tiên có diện mạo khá thô sơ, chỉ là một hộp gỗ với hai bánh xe kim loại giúp thiết bị có thể di chuyển trên bề mặt phẳng. Thoạt nhìn mẫu chuột này có vẻ đơn giản nhưng đội ngũ của Engelbart đã phải thử nghiệm nhiều lần mới có thể tạo ra thiết kế hoàn chỉnh nhất về tốc độ và độ chính xác.

Tuy nhiên, cái tên khó nhớ ban đầu lại không phù hợp với mục đích tiếp thị sản phẩm, buộc Douglas Engelbart phải nghĩ ra tên mới. Cuối cùng mọi người ở Viện Nghiên cứu Stanford đều thống nhất gọi "thiết bị định hướng X-Y trên hệ thống hiển thị" đơn giản là "chuột", bởi hình dáng và kích cỡ của nó khá giống một con chuột thật. Phần đuôi thò ra chính là sợi dây nối với máy tính. Thật ra chiếc đuôi chuột trong bản gốc được đặt ngay dưới cổ tay người dùng, may sao các nhà phát minh nhanh chóng nhận ra sự bất cập nên đã thay đổi thiết kế, kết quả là ta có mẫu chuột với phần dây hướng về phía ngược lại như bây giờ.

Khi được hỏi về vấn đề tên gọi, Engelbart đã từng chia sẻ rằng thiết bị ngoại vi mà người dùng sử dụng để tương tác với máy tính được gọi là con chuột bởi nó trông giống như một con chuột với phần dây gắn phía sau như thể một chiếc đuôi - mặc dù thiết kế này về sau được thay đổi với phần dây được gắn vào phía trước để tiện sử dụng hơn.

Cũng có một quan điểm khác giải thích cho tên gọi "con chuột" là có một thời gian con trỏ trên màn hình được đặt tên là MÈO. Vì thế, thiết bị ngoại vi đi kèm với nó được đặt tên là con chuột bởi, mèo và chuột lúc nào cũng đuổi nhau. Nói chung, mặc dù đã nêu ra quan điểm của mình nhưng có lần Engelbart cũng thừa nhận rằng không ai thực sự nhớ rõ lý do tại sao tên gọi con chuột lại được gắn với thiết bị về sau quen thuộc với người dùng máy tính này.

Chuột máy tính được phát minh và phát triển bởi Douglas Engelbart cùng sự trợ giúp của một người đồng nghiệp có tên Bill English vào những năm 60 của thế kỉ trước. Dù vậy, phải đến ngày 17 tháng 11 năm 1970 bằng sáng chế có liên quan đến thiết bị này mới được đăng ký.

Bản quyền chuột máy tính được bán cho hãng Xerox năm 1981. Mặc dù là người phát minh nhưng vào thời điểm chuột máy tính được phổ biến rộng rãi trên thị trường, bằng sáng chế của Engelbart đã hết hạn nên ông không kiếm được chút tiền bản quyền nào cho phát minh nổi tiếng nhất của mình

Theo Đời sống
back to top