Bệnh Whitmore, do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore được liệt vào danh sách vi khuẩn có tính khủng bố sinh học. |
Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vi khuẩn gây bệnh Whitmore có tên Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi, nhiễm trùng máu và trong trường hợp nặng nhất là suy nội tạng khi không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Loại vi khuẩn này tồn tại có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh thông thường, trong khi đó hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại vi khuẩn này một cách hiệu quả.
Đây chính là loại vi khuẩn được liệt vào danh sách vi khuẩn có tính khủng bố sinh học vì mức độ nguy hiểm vô cùng của nó. Chúng xâm nhâm vào cơ thể người qua việc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn môi trường như nước đất, không khí có tồn tại vi khuẩn, đặc biệt là các vùng nước, đất bẩn.
Sau khi xâm nhập thành công, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tấn công vào cơ thể gây viêm, áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác.
Người nhiễm bệnh Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu.
Theo nghiên cứu, thực chất vi khuẩn Whitmore có đến 30 vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mô hoại tử. Tuy nhiên, loại vi khuẩn thường gặp là Vibiro vulnificus trong nước mặn, Aeromonas hydrophila trong nước ngọt, liên cầu nhóm A trên da.
Các loại này khiến hoại tử mô mềm trên cơ thể cực nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì tốc độ lan bệnh rất nhanh gây hệ quả phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ các phần cơ thể khác của bệnh nhân.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore sống rất lâu trong đất. |
Bên cạnh đó, thủ phạm gây bệnh Whitmore là vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây viêm nhiễm trùng da, gây áp xe, viêm loét da. Đồng thời gây viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết cho người bệnh đã nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nhưng tỷ lệ không cao, bệnh dễ tái phát và có thể tử vong nhanh chóng trong vòng 48 tiếng kể từ khi phát hiện bệnh.
Triệu chứng, dấu hiệu của người mắc bệnh Whitmore
Người mắc bệnh Whitmore thường có dấu hiệu sốt cao, đau dạ dày, đau ngực, viêm mang tai (rất giống với quai bị), đau cơ khớp, đau đầu và co giật.
Bệnh Whitmore biểu hiện ở các vị trí khác nhau nên dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau:
Nhiễm trùng phổi: Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.
Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.
Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.
Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da…
Nhiễm trùng lan tỏa: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).
Bệnh rất hiếm khi lây truyền từ người sang người, hoặc từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, bệnh thường không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch. Tuy nhiên, ngay khi có các biểu hiện bệnh, hãy đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện lớn để được chẩn đoán, điều trị sớm nhất có thể.