Vẻ đẹp của loài bướm có đôi cánh như pha lê

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cấu trúc nano ngẫu nhiên trên bề mặt cánh của Bướm Glasswing là nguyên nhân khiến cánh có vẻ ngoài “vô hình”.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le
Bướm Glasswing (Greta Oto) nổi tiếng với đôi cánh trong suốt như pha lê, đã thu hút sự chú ý của giới khoa học.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-2
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cấu trúc nano ngẫu nhiên trên bề mặt cánh của chúng là nguyên nhân khiến cánh có vẻ ngoài “vô hình”.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-3
Khi ánh sáng chiếu vào, hầu hết tia sáng đều đi qua cấu trúc này, tạo ra hiệu ứng trong suốt.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-4
Tiến sỹ Radwanul Hasan Siddique, người phát hiện ra hiệu ứng này, cho biết đây là hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên và thường cấu trúc sinh học có tính hệ thống cao.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-5
Tuy nhiên, cấu trúc cánh của bướm Glasswing lại hoàn toàn hỗn loạn, giúp chúng đạt được hiệu ứng “vô hình” đặc biệt này.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-6
Các chuyên gia sinh vật học tin rằng, đây là một bước tiến hóa quan trọng giúp bướm Glasswing tránh được sự săn đuổi của kẻ thù, nhất là các loài chim.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-7
Đồng thời, phát hiện này cũng mở ra hướng phát triển mới cho công nghệ nano, với khả năng tạo ra các bề mặt “ngẫu nhiên” có tính chất trong suốt, chống thấm và tự làm sạch, tương tự như cấu trúc cánh của bướm Glasswing.
Giai ma ve dep cua loai buom co doi canh nhu pha le-Hinh-8
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature Communication và hứa hẹn sẽ có nhiều ứng dụng trong tương lai.

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài vật duy nhất khiến Trái đất rung chuyển mỗi lần "ân ái".

Theo Đời sống
back to top