Uống nước trong bữa ăn có tốt cho sức khỏe?

Uống nước trong lúc đang ăn là thói quen “khó bỏ” của nhiều người. Vậy vừa ăn vừa uống nước có tốt cho sức khỏe không?
Uống nước trong bữa ăn có tốt cho sức khỏe? ảnh 1

Uống nước trong bữa ăn có tốt cho sức khỏe?

Vừa ăn vừa uống nước có tốt không?

Trên thế giới có nhiều quốc gia giữ văn hóa vừa ăn vừa uống nước nhưng tại châu Á, các gia đình người Nhật - một trong những quốc gia khỏe mạnh hàng đầu thế giới, luôn duy trì việc không uống nước trong bữa ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi duy trì thói quen vừa ăn vừa uống nước trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ lụy như:

Bất lợi đối với hệ tiêu hóa

Chuyên gia nhận định việc vừa ăn vừa uống nước sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa, thậm chí còn gây những hậu quả khôn lường nữa đấy. Khi uống nước trong khi đang ăn, lượng nước bọt trong miệng bị loãng ra và dần mất tác dụng ban đầu, khiến hệ tiêu hóa và dạ dày làm việc mệt mỏi hơn bởi lượng thức ăn chưa được xử lý tốt khi ở trong khoang miệng.

Điều này nếu duy trì thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa, làm dạ dày bị yếu đi, dễ gặp những triệu chứng khó chịu như đầy bụng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, ợ nóng, ợ hơi,...

Dễ gây ợ chua

Uống nước trong khi đang ăn là thói quen gây hại dạ dày, làm dạ dày áp lực hơn trong việc tiêu hóa khi uống quá nhiều nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng axit dạ dày dễ bị trào ngược, chuỗi phản ứng diễn ra liên tục dẫn đến ợ chua.

Tăng cân nhanh

Khả năng tăng cân mất kiểm soát khi duy trì thói quen vừa ăn vừa uống nước là rất cao vì khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách, chúng sẽ bị chuyển hóa dần thành chất béo và tích tụ trong cơ thể như một dạng năng lượng. Bên cạnh đó, lượng nước được nạp vào dạ dày trong bữa ăn quá lớn còn kích thích giải phóng nhiều hơn insulin trong máu, từ đó làm bạn tăng cân.

Hấp thụ dinh dưỡng chậm hơn

Kết quả nghiên cứu của một đại học nổi tiếng có đóng góp quan trọng trong việc tìm câu trả lời cho vấn đề vừa ăn vừa uống nước có tốt không. Theo kết quả thu được, việc bổ sung nước cho cơ thể quá nhiều lúc đang ăn sẽ làm dịch tiêu hóa bị loãng ra, tác động tiêu cực đến nồng độ axit trong dạ dày, từ đó những chất dinh dưỡng không còn được hấp thụ một cách tốt nhất nữa, những loại vitamin và chất khoáng được hấp thu giảm mạnh.

Uống nước trong khi ăn gây khô miệng

Nghe thì có vẻ không mấy logic nhưng thực tế chứng minh, vừa ăn vừa uống nước sẽ làm bạn cảm thấy ngày càng khô miệng hơn đấy. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy nếu duy trì uống 1 cốc nước trong khi đang ăn sẽ làm lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng giảm đáng kể, thậm chí là “cạn nước bọt” gây trở ngại trong việc nhai và tiêu hóa thức ăn.

Khảo sát dựa trên những người có thói quen thêm 1 lát chanh vào cốc nước và uống trong lúc ăn cho thấy lượng axit trong nước tăng cao, tác động nhiều hơn đến việc tiết nước bọt tự nhiên của cơ thể.

Nếu thiếu đi nước bọt, quá trình nghiền nhuyễn và tiêu hóa thức ăn sẽ gặp phải những vấn đề nhất định, gây triệu chứng khó chịu như khô miệng, khó nuốt, chán ăn, hôi miệng, trào ngược axit trong lúc ăn, hỏng men răng,...

Vậy uống nước như thế nào là đúng cách khi ăn cơm?

Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên uống nước trước khi ăn, hợp lý nhất là nửa tiếng và uống sau 1 tiếng khi ăn. Điều này cho phép các acid clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý và ngăn chặn sự hình thành của khí, acid và đầy hơi.

Theo Đời sống
back to top