Khoai lang có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ…
Một củ khoai lang cỡ trung bình (146 gram) còn nguyên vỏ cung cấp 130 calo, 30 gram carb; 3 gam chất đạm, 5 gam chất xơ, 154% giá trị hàng ngày (DV) provitamin A, 31% DV vitamin C và 15% DV kali.
Ít người biết rằng, vỏ khoai lang, phần thường bị loại bỏ, lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Vỏ khoai lang chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ảnh minh họa |
Kiểm soát cân nặng
Nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật Bản đã chỉ ra rằng vỏ khoai lang có khả năng giảm cảm giác đói và kéo dài thời gian no. Điều này rất hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa cân.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu tại Đại học Purdue, Mỹ, vỏ khoai lang chứa các hợp chất có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu. Việc giảm cholesterol không chỉ tốt cho tim mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như đau thắt ngực và đột quỵ.
Làm chậm quá trình lão hóa ngăn ngừa bệnh mãn tính
Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin và anthocyanin.
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Cơ thể chúng ta cũng tự tạo các chất chống oxy hóa để kiểm soát gốc tự do và giảm thiểu ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể.
Sự tích tụ của tổn thương oxy hóa trong thời gian dài có thể dẫn đến quá trình lão hóa. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa như bệnh Alzheimer và Parkinson.
Các chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm việc oxy hóa của cholesterol trong mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Vỏ khoai lang chứa rất nhiều chất xơ. Ảnh minh họa |
Tốt cho hệ tiêu hóa
Vỏ khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Vỏ khoai lang cũng chứa một lượng lớn prebiotics, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong đường tiêu hóa khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, ăn khoai lang cả vỏ không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của bạn.
Giúp làm chậm quá trình lão hóa
Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như anthocyanin (trong khoai lang tím), vitamin C và các hợp chất phenolic khác. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do gây hại trong cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa.
Vỏ khoai lang chứa một lượng nhỏ collagen, một loại protein quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da, ngăn ngừa nếp nhăn và chảy xệ. Các loại vitamin A và C trong vỏ khoai lang giúp thúc đẩy tái tạo tế bào da, làm mờ các vết thâm nám và cải thiện làn da tổng thể.
Lưu ý khi ăn cả vỏ khoai lang để đảm bảo an toàn
Vỏ khoai lang chứa dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn khoai lang cả vỏ, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
Chọn khoai tươi: Chỉ nên ăn vỏ khi khoai còn tươi mới, không có dấu hiệu nhiễm bẩn hay hư hỏng. Nếu thấy đốm nâu hoặc nâu sẫm trên vỏ, có thể khoai đã bị nhiễm vi khuẩn và không nên ăn.
Rửa sạch: Trước khi chế biến, hãy rửa sạch khoai để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất độc hại có thể bám trên vỏ.
Cẩn thận với alkaloid: Vỏ khoai lang có chứa một lượng alkaloid, nếu ăn quá nhiều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Do đó, cần tiêu thụ với mức độ hợp lý.