<div> <div class="Body">Trong nhiều tháng qua, các nền kinh tế phát triển đã tích trữ vaccine cũng như nguyên liệu thô để sản xuất vaccine ngừa Covid-19. Đợt bùng phát mới nhất tại Ấn Độ với nguy cơ đe dọa phần còn lại của thế giới với đột biến mới buộc các quốc gia cũng phải hành động. Trong tuần này, Mỹ cho biết sẽ gửi các vật phẩm cần thiết để sản xuất vaccine như một phần của gói viện trợ. Các nước châu Âu cũng cam kết hỗ trợ trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại quốc gia Nam Á này liên tiếp phá vỡ kỷ lục toàn cầu. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cam kết chia sẻ dự trữ vaccine AstraZeneca.</div> <div class="Body"> <table class="picture"> <tbody> <tr> <td class="pic"> <div class="box_img_detail"> <center><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/28/cdn-kinhtedothi-vn_an-do-covid.jpg" title="" /></center> </div> </td> </tr> <tr> <td class="caption"> Người thân của bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Ấn Độ khóc thương trong một lễ hỏa táng. Ảnh: CNN</td> </tr> </tbody> </table> </div> <div class="Body">Các động thái này cho thấy, các quốc gia đang dần nhận ra rằng chủ nghĩa dân tộc vaccine mà nhiều nước giàu có đang áp dụng có khả năng gây phản tác dụng, mặt khác kéo dài đại dịch trên toàn cầu.</div> <div class="Body"> <p class="Body">Một báo cáo công bố hồi tháng 2/2021 về nguồn cung vaccine Covid-19 được thực hiện bởi ONE Campaign - một chiến dịch chống đói nghèo – cho thấy một loạt các quốc gia phát triển “ôm” thừa tới hơn 1 tỷ liều vaccine bất chấp khan hiếm tại các quốc gia đang phát triển.Theo báo cáo, tính đến thời điểm đó, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Australia, Canada và Nhật Bản đã ký hợp đồng mua hơn 3 tỷ liều vaccine Covid-19, nhiều hơn trên 1 tỷ liều so với con số 2,06 tỷ liều cần thiết để tiêm mỗi người 2 mũi cho toàn bộ dân số của các nước này. "Sự dư thừa quá mức này là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia về vacccine", Giám đốc cấp cao về chính sách của ONE Campaign, bà Jenny Ottenhoff, nhận định.</p> <p class="Body">Trong khi các quốc gia này đang dồn nguồn cung cấp vaccine đầu tiên cho đợt triển khai tiêm chủng, thì những nơi như Ấn Độ lại thiếu hụt, một trong số nguyên nhân khiến dịch bệnh tại đây diễn biến tồi tệ. Một số nhà khoa học đã liên kết làn sóng thứ hai của đất nước 1,3 tỷ dân với một chủng virus đột biến nguy hiểm, với sự bùng phát ngoài tầm kiểm soát tạo “tiền đề” cho các đột biến tiếp theo tiến hóa có thể thách thức các loại vaccine hiện đang được phân phối. Ramanan Laxminarayan, người sáng lập Trung tâm Động lực học, Kinh tế & Chính sách có trụ sở tại New Delhi và Washington, cho biết: “Chắc chắn có tiềm năng cho các biến thể mới xuất hiện ở một quốc gia có quy mô như Ấn Độ.</p> </div> <div class="Body">Để kết thúc đại dịch và phục hồi kinh tế thì thế giới cần đảm bảo những quốc gia đông dân như Ấn Độ sớm thoát khỏi đại dịch và tiêm chủng là cách duy nhất, theo chuyên gia này. <_o3a_p><!--_o3a_p--></div> <div class="Body">Mặc dù không phải tất cả các biến chủng mới virus Sars-Cov2 đều đáng quan ngại, một vài trong số đó cho thấy khả năng lây lan mạnh hơn và kháng vaccine. Đầu năm nay, dữ liệu cho thấy vaccine của AstraZeneca kém hiệu quả hơn đối với một biến thể xuất hiện ở Nam Phi.<_o3a_p><!--_o3a_p--></div> <div class="Body">Biến thể của Ấn Độ - B.1.617 - đã gây ra cảnh báo. Rakesh Mishra, giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử ở Hyderabad, Ấn Độ, cho biết biến thể này có vẻ dễ lây nhiễm hơn, nhưng không có khả năng gây ra nhiều ca tử vong hơn.<_o3a_p><!--_o3a_p--></div> <div class="Body">William Haseltine, cựu giáo sư Trường Y Harvard và nhà nghiên cứu về HIV, hiện là chủ tịch tổ chức Access Health International, cho biết: “Đã có biến thể thế hệ thứ hai và có thể là thứ ba của B.1.617 đang lưu hành ở Ấn Độ. Những thứ này có thể nguy hiểm hơn chính biến thể B.1.617 ”.<_o3a_p><!--_o3a_p--></div> <div class="Body">Làn sóng thứ hai của Ấn Độ chắc chắn có sức hủy diệt lớn hơn. Các bệnh viện và cơ sở hỏa táng đang căng mình vì áp lực, trong khi người dân Ấn Độ đang cầu xin trên mạng xã hội mọi thứ, từ bình oxy đến thuốc. Gần 3.000 người tử vong mỗi ngày, với các chuyên gia nói rằng con số đó có khả năng thấp hơn con số thực tế. Tỷ lệ tử vong hàng ngày gần như gấp đôi so với thời kỳ đỉnh cao của đợt đầu tiên, làm dấy lên suy đoán rằng biến thể mới, hoặc các đột biến khác là nguyên nhân. Brazil, một quốc gia đang phát triển khác đã đối diện với chủng virus được cho là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong do Covid cao hơn nhiều.</div> <div class="Body"><br /> <!--_o3a_p--></div> </div> <p> </p>