Hà Tĩnh xưa nay không chỉ nổi tiếng với kẹo cu đơ, bánh đa vừng, hến sông La hay núi Hồng Lĩnh, chùa Hương Tích... mà còn có cả Kim tiền thảo Sirnakarang – Loài cây mang đậm tính chất vùng miền, bởi chỉ khi mọc ở dải đất ven biển này thì chúng mới cho chất lượng tốt nhất. Độ nổi tiếng của loài cây này không chỉ trong nước mà ngay cả giới tinh hoa Đông y của Trung Hoa cũng tìm về đây tầm cho được loại thảo dược quý về chữa bệnh...
“Cây vàng” trên mảnh đất cằn khô sỏi đá
Đứng trên cánh đồng rộng, xung quanh được “nhuộm” bởi một màu xanh của Kim tiền thảo Sirnakarang, ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà hít một hơi dài, đưa ánh nhìn như chìm đắm vào không gian đẹp đẽ mà bấy lâu ông hằng ao ước. Ông bảo: Trước đây, mảnh đất này cằn cỗi, trồng cây lúa quắt queo, trồng cây ngô thì khô héo... Tưởng dải đất ven biển quanh năm mặn mòi sẽ không có loại cây nào thích hợp... Nhưng cách đây hơn chục năm, người dân được cán bộ nông nghiệp của tỉnh về vận động trồng cây Kim tiền thảo Sirnakarang – loại dược liệu mọc như cỏ dại ở khắp các cánh đồng Hà Tĩnh.
Ông Tuấn nhớ lại: “Ban đầu, chúng tôi ngại trồng loại cây hoang dại này. Vì chúng không như cây lúa, cây ngô mà cho cái ăn trước mắt. Nhưng khi nghe cán bộ chuyên môn thuyết phục chúng tôi trồng chút ít xem sao. Không ngờ, vụ đầu mà số tiền thu về từ 1 – 2 sào Kim tiền thảo lại nhiều hơn gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa. Vậy là từ đó tới nay, người dân nơi đây vẫn đều đặn trồng loại cây mà trước đây chỉ là cỏ dại”.
Khí hậu chính là món quà “trời ban” cho vùng đất Hà Tĩnh giúp có được vùng dược liệu chất lượng cao. |
Theo truyền thống của người dân nhiều vùng tại Hà Tĩnh, Kim tiền thảo Sirnakarang là loại thảo dược mọc hoang ven đường. Các thầy thuốc Đông y thường dùng loại cây này để chữa bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng đục, hồng và mùi hôi khác thường, đau âm ỉ thắt lưng, cột sống khi ngồi lâu... Truyền thống sử dụng dược liệu này có bề dày từ rất lâu đời, nhưng đến cách đây hơn chục năm thì người ta mới trồng theo cách quy củ.
Ông Tuấn thừa nhận, hồi đầu, ông không ngờ loài cây dại mà hằng ngày người ta bỏ đi có ngày lại “đẻ ra tiền” theo cách dễ đến vậy. Đến nay, phải trải qua mấy độ hạ tàn thì những hoài nghi về sự bền vững khi trồng dược liệu trong ông mới tan biến.
Anh Phan Đình Đức, Kỹ sư nông nghiệp, chuyên gia về cây Kim tiền thảo Sirnakarang tại Hà Tĩnh kể lại: “Thuyết phục bà con thay đổi tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng là điều rất khó khăn. Đầu tiên là các đơn vị chức năng phải cho mọi người thấy được lợi ích do việc thay đổi đó mang lại bằng cách tạo ra các mô hình trọng điểm. Nhìn thấy, đong đếm được thì dần dần người dân sẽ nghe theo”.
Theo Kỹ sư nông nghiệp Phan Đình Đức, sự phát triển của cây dược liệu tại Hà Tĩnh tuy không ồn ào, mạnh mẽ nhưng lại rất ổn định. Diện tích dược liệu phát triển khớp với nhu cầu tiêu thụ, đảm bảo người dân luôn có nguồn đầu ra ổn định. Các đơn vị dược phẩm trong nước tiêu thụ không hết, nguyên liệu sẽ được bán ra nước ngoài. Ví dụ như năm 2017, đã có hàng trăm tấn Kim tiền thảo Sirnakarang bán đi Trung Quốc, đem lại giá trị cao cho người dân.
Loài cây “kỳ lạ”
Tác dụng chữa sỏi thận của loại Kim tiền thảo Sirnakarang thì ai cũng biết. Song, có điều lạ lùng chính là việc chỉ mọc ở Hà Tĩnh thì loại cây dược liệu này mới cho chất lượng tốt nhất.
Kỹ sư Phan Đình Đức cho biết: Trong Kim tiền thảo Sirnakarang có hai hoạt chất Soyasaponin I và Polysaccharid, nhưng chỉ mọc ở Hà Tĩnh thì cây mới cho hàm lượng hoạt chất cao nhất. Ở những vùng khác hàm lượng hoạt chất này rất ít. Đây chính là lý do tại sao Kim tiền thảo Sirnakarang được ưa chuộng đến vậy. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt ra tiêu chuẩn khi trồng Kim tiền thảo
Sirnakarang tại Hà Tĩnh là: Vùng trồng được chọn phải là nơi có chất đất tốt nhất, tưới tiêu chủ động và đặc biệt là cách ly với các cây trồng khác.
Với cây Kim tiền thảo Sirnakarang trồng tại Hà Tĩnh thường bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc thu hái vào tháng 9 dương lịch hằng năm. Đây là khung thời gian có nhiệt độ trung bình cao, cường độ chiếu sáng mạnh, thích hợp để cây kim tiền thảo sinh trưởng phát triển và cho dược tính cao nhất.
Người dân Hà Tĩnh có thể tự hào về loại dược liệu đặc biệt dùng trong điều trị sỏi thận. |
Dược liệu Kim tiền thảo Hà Tĩnh không có tồn dư chất độc hại, hàm lượng chất chiết hằng năm đánh giá được từ 0.88 - 0,92% cao hơn với tiêu chuẩn chất lượng cơ sở yêu cầu >=0,80%. Điều đáng nói là cũng với những tiêu chuẩn trên, các nhà nghiên cứu đã áp dụng ở những địa phương khác, nhưng không nơi nào có khoảng thời gian với nền nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp như tại Hà Tĩnh. Đó chính là nét đặc biệt của loại dược liệu ngàn năm – Kim tiền thảo Sirnakarang.
Bà Trần Thị Huệ, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh – một trong những gia đình trồng Kim tiền thảo Sirnakarang nhiều năm cho biết: “Để có được nguồn dược liệu tốt nhất, người dân phải được hướng dẫn rất kỹ về kỹ thuật chăm sóc. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Nếu năm nào tưới tiêu thuận lợi thì sản lượng có thể đạt đến 8 tấn/ha. Nhưng năm nào thiếu nước tưới là năng suất giảm chỉ còn khoảng 5 tấn/ha”.
Việc trồng Kim tiền thảo Sirnakarang phải theo tiêu chuẩn sạch, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không trồng lẫn với cây khác nên mọi giai đoạn gieo trồng đều phải tuân theo kỹ thuật mà cán bộ nông nghiệp hướng dẫn – bà Huệ kể lại.
Anh Phan Đình Đức – Kỹ sư nông nghiệp – chuyên gia về cây Kim tiền thảo Sirnakarang tại Hà Tĩnh cho biết: Hiện đã có nhiều dự án trồng thí điểm cây kim tiền thảo khác nhau tại Hà Tĩnh và các vùng lân cận. Nhưng càng xa khu vực Hà Tĩnh thì hàm lượng hoạt chất dùng chữa bệnh trong loại cây dược liệu này lại giảm dần. Điều này thật thú vị, là tiềm lực tự nhiên giúp định vị được vùng dược liệu chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đảm bảo người dân có mức thu nhập cao hơn gấp 3 – 4 lần trồng lúa.