Trung Quốc vấp phải trở ngại lớn ở cửa ngõ tiếp cận châu Âu

Trung Quốc coi Balkan là một trong những cửa ngõ tiếp cận Liên minh châu Âu. Tuy nhiên sự hào hứng của khu vực này với các khoản đầu tư từ Trung Quốc đang giảm dần, trong khi sự hoài nghi và thận trọng ngày càng gia tăng.

<div> <div class="col"> <div class="text-long"> <p><strong>Cứu gi&uacute;p&nbsp;cho nền kinh tế bị t&aacute;c động v&igrave; đại dịch?</strong></p> <p>Nhiều ng&agrave;y trước khi một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B&igrave;nh với 17 nước ở Trung v&agrave; Đ&ocirc;ng &Acirc;u diễn ra đầu th&aacute;ng n&agrave;y, gần 90 nh&agrave; đầu tư Trung Quốc đ&atilde; họp tại một kh&aacute;ch sạn ở Bắc Kinh v&agrave; lắng nghe b&agrave;i ph&aacute;t biểu của Tổng thống Montenegro, Milo Djukanovic.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center" role="group"> <div> <article> <div><picture><img alt="Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức cuộc họp trực tuyến 17+1 với các nước Trung và Đông Âu đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/23/media-vov-vn_tap_can_binh_reuters.jpeg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B&igrave;nh tổ chức cuộc họp trực tuyến 17+1 với c&aacute;c nước Trung v&agrave; Đ&ocirc;ng &Acirc;u đầu th&aacute;ng 2/2021. Ảnh: Reuters</figcaption> </figure> <p>Tổng thống Montenegro Milo Djukanovic khi đ&oacute; n&oacute;i rằng, đất nước 680.000 d&acirc;n của &ocirc;ng hoan ngh&ecirc;nh c&aacute;c khoản đầu tư của Trung Quốc trong c&aacute;c lĩnh vực như du lịch, năng lượng v&agrave; giao th&ocirc;ng.</p> <p>&ldquo;Trung Quốc v&agrave; Montenegro cần hiểu r&otilde; hơn về c&aacute;c th&aacute;ch thức đối với nền kinh tế to&agrave;n cầu v&agrave; cần c&ugrave;ng nhau t&igrave;m kiếm một giải ph&aacute;p ph&ugrave; hợp&rdquo;, &ocirc;ng n&oacute;i.</p> <p>Montenegro l&agrave; một trong những quốc gia nhỏ ở Balkan t&igrave;m đến c&aacute;c khoản đầu tư của Trung Quốc để phục hồi nền kinh tế bị t&aacute;c động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhi&ecirc;n, theo giới quan s&aacute;t, c&aacute;c nước trong khu vực cũng ng&agrave;y c&agrave;ng ho&agrave;i nghi về việc liệu Trung Quốc c&oacute; thể thực hiện những lời hứa hẹn của họ hay kh&ocirc;ng.</p> <p>Một dự &aacute;n đường cao tốc trị gi&aacute; 750 triệu USD, cấp tiền theo S&aacute;ng kiến&nbsp;V&agrave;nh đai v&agrave; Con đường của Trung Quốc đang bị đổ lỗi v&igrave; l&agrave;m tăng nợ c&ocirc;ng của Montenegro l&ecirc;n 80%. Trong khi đ&oacute;, Tổng thống Djukanovic n&oacute;i rằng &ocirc;ng hy vọng đầu tư từ Trung Quốc c&oacute; thể &ldquo;tạo bước đ&agrave; mạnh mẽ cho sự phục hồi kinh tế nhanh hơn trong thời kỳ hậu đại dịch&rdquo;.</p> <p>&ldquo;Cả ở kh&aacute;i niệm thị trường v&agrave; địa ch&iacute;nh trị, giới l&atilde;nh đạo Trung Quốc coi Balkan l&agrave; đầu cầu hay cửa ng&otilde; v&agrave;o ch&acirc;u &Acirc;u. Balkan c&oacute; tầm quan trọng chiến lược do nằm ở nơi giao cắt giữa ch&acirc;u &Acirc;u với khu vực &Aacute;-&Acirc;u rộng lớn hơn&rdquo;, Vuk Vuksanovic, một nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu tại Trung t&acirc;m Belgrade về ch&iacute;nh s&aacute;ch an ninh, nhận định.</p> <p>&ldquo;Hơn nữa, c&aacute;c nước như Serbia đang t&igrave;m c&aacute;ch trở th&agrave;nh th&agrave;nh vi&ecirc;n EU. Điều n&agrave;y rất hữu &iacute;ch với Trung Quốc, gi&uacute;p Bắc Kinh kết nối nhiều hơn với c&aacute;c thị trường EU. C&aacute;c mối quan hệ ch&iacute;nh trị [giữa Trung Quốc v&agrave; CEE] l&agrave; sản phẩm từ tham vọng của Trung Quốc v&agrave; mong muốn của c&aacute;c nước trong khu vực về việc tận dụng c&aacute;c cơ hội m&agrave; Trung Quốc đang mời gọi&rdquo;, &ocirc;ng Vuksanovic cho biết th&ecirc;m.</p> <p>D&ugrave; hầu hết c&aacute;c dự &aacute;n cơ sở hạ tầng m&agrave; Trung Quốc đầu tư đều thực hiện tr&ecirc;n c&aacute;c khoản vay vốn, những g&igrave; Trung Quốc mời gọi lại c&oacute; sức hấp dẫn với c&aacute;c nước phi th&agrave;nh vi&ecirc;n EU ở T&acirc;y Balkan vốn đang t&igrave;m kiếm c&aacute;c khoản đầu tư gi&uacute;p họ bắt kịp với phần c&ograve;n lại của lục địa.</p> <p>&ldquo;C&aacute;c nước Balkan n&oacute;i chung cởi mở hơn với m&ocirc; h&igrave;nh l&agrave;m ăn kinh doanh của Trung Quốc. Việc c&oacute; &iacute;t r&agrave;o cản về quy định cũng như m&ocirc;i trường t&iacute;ch cực th&acirc;n thiện l&agrave; yếu tố khiến họ dễ s&agrave;ng chấp nhận hơn&rdquo;, theo nh&agrave; ph&acirc;n t&iacute;ch Filip Sebok thuộc Tổ chức nghi&ecirc;n cứu C&aacute;c vấn đề quốc tế c&oacute; trụ sở tại Praha&nbsp;(S&eacute;c).</p> <p>Sự thay đổi n&agrave;y rất r&otilde; r&agrave;ng trong c&aacute;c con số đầu tư. Năm 2010, 4 nước th&agrave;nh vi&ecirc;n EU l&agrave; Hungary, S&eacute;c, Ba Lan v&agrave; Slovakia &ndash; nhận 78% trong tổng số vốn đầu tư Trung Quốc v&agrave;o 16 nước Trung v&agrave; Đ&ocirc;ng &Acirc;u, trong khi chỉ 20% được đầu tư v&agrave;o c&aacute;c nước Balkan.</p> <p>Đến 2019, một năm sau khi Hy Lạp tham gia nh&oacute;m &ldquo;17+1&rdquo;, đầu tư của Trung Quốc v&agrave;o Balkan tăng gấp đ&ocirc;i, l&ecirc;n 41%.</p> <p><strong>Sự ho&agrave;i nghi đối với Trung Quốc ng&agrave;y c&agrave;ng gia tăng</strong></p> <p>Ngo&agrave;i việc tăng cường đầu tư v&agrave;o Balkan, Trung Quốc cũng hứa hẹn cung cấp vaccine Covid-19 cho nhiều nước phi th&agrave;nh vi&ecirc;n EU. Trong số 53 thỏa thuận thương mại v&agrave; c&aacute;c khoản vay được c&ocirc;ng bố trong hội nghị thượng đỉnh 17+1 gần đ&acirc;y nhất, 25% l&agrave; cho 5 nước Serbia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Albania v&agrave; Bắc Macedonia.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, về l&acirc;u d&agrave;i vẫn c&oacute; nhiều ho&agrave;i nghi đối với Bắc Kinh.</p> <p>&ldquo;Khi thế giới phải vật lộn với đại dịch v&agrave; qu&aacute; tr&igrave;nh mở rộng EU kh&ocirc;ng c&oacute; nhiều tiến triển, c&aacute;c nước Trung v&agrave; Đ&ocirc;ng &Acirc;u lo ngại về những th&aacute;ch thức ngắn hạn v&agrave; trung hạn trong việc ph&aacute;t triển kinh tế v&agrave; cơ sở hạ tầng. Tuy nhi&ecirc;n, c&acirc;u hỏi về d&agrave;i hạn vẫn c&ograve;n bỏ ngỏ l&agrave;: liệu Balkan c&oacute; ng&agrave;y c&agrave;ng rời xa EU hay kh&ocirc;ng, khi m&agrave; c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn Trung Quốc kh&aacute;c biệt với c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn ch&acirc;u &Acirc;u?&rdquo;, &ocirc;ng Vuksanovic n&oacute;i.</p> <p>Một thập kỷ sau khi thiết lập s&aacute;ng kiến 17+1, nhiều nước ch&acirc;u &Acirc;u ng&agrave;y c&agrave;ng bất m&atilde;n với kết quả đạt được, viện dẫn th&acirc;m hụt thương mại ng&agrave;y c&agrave;ng tăng với Trung Quốc, kh&ocirc;ng đạt mục ti&ecirc;u tạo việc l&agrave;m v&agrave; việc Trung Quốc chậm trễ trong việc mở cửa thị trường cho xuất khẩu n&ocirc;ng sản.</p> <p>&ldquo;Suốt một thời gian d&agrave;i, Trung Quốc hứa hẹn l&agrave; một nh&agrave; đầu tư tiềm năng hấp dẫn c&oacute; thể đem lại xung đ&agrave; mới cho c&aacute;c nền kinh tế Trung v&agrave; Đ&ocirc;ng &Acirc;u. Tuy nhi&ecirc;n, trong nhiều trường hợp, kết quả thực sự của những khoản đầu tư Trung Quốc n&agrave;y lại kh&ocirc;ng đ&aacute;p ứng kỳ vọng. Nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc kh&ocirc;ng thực sự tạo việc l&agrave;m, thậm ch&iacute; c&ograve;n khiến t&igrave;nh h&igrave;nh trở n&ecirc;n xấu đi. Do đ&oacute;, những kỳ vọng về việc Trung Quốc sẽ trở th&agrave;nh nh&agrave; đầu tư tiềm năng giờ đ&acirc;y lại trở th&agrave;nh ho&agrave;i nghi&rdquo;, &ocirc;ng Sebok n&oacute;i.</p> <p>Năm nay, c&aacute;c nh&agrave; l&atilde;nh đạo 6 nước EU gồm Bulgaria, Romania, Slovenia, Litva, Latvia v&agrave; Estonia đ&atilde; kh&ocirc;ng dự hội nghị thượng đỉnh 17+1 với Chủ tịch Tập Cận B&igrave;nh m&agrave; thay v&agrave;o đ&oacute; cử c&aacute;c đại diện cấp thấp hơn tham dự.</p> <p>&Ocirc;ng Tập hứa hẹn Trung Quốc sẽ nhập khẩu 170 tỷ USD h&agrave;ng h&oacute;a v&agrave; tăng gấp đ&ocirc;i lượng thu mua n&ocirc;ng sản từ khu vực trong 5 năm tới. Tuy nhi&ecirc;n lời cam kết giờ kh&ocirc;ng đủ để x&oacute;a bỏ những lo ngại.</p> <p>Năm 2012, Trung Quốc cũng hứa hẹn th&uacute;c đẩy thương mại với khu vực l&ecirc;n 100 tỷ USD v&agrave;o năm 2015. Nhưng mục ti&ecirc;u n&agrave;y chỉ được hiện thực h&oacute;a&nbsp;v&agrave;o năm 2020.</p> <p>&ldquo;Vấn đề kh&ocirc;ng chỉ đơn giản l&agrave; tăng cường thương mại, m&agrave; thực sự l&agrave; để đ&aacute;p ứng c&aacute;c mục ti&ecirc;u dỡ bỏ r&agrave;o cản v&agrave; cải thiện khả năng tiếp cận thương mại. Một khi c&oacute; mặt tr&ecirc;n thị trường [Trung Quốc], h&agrave;ng n&ocirc;ng sản của c&aacute;c nước Trung v&agrave; Đ&ocirc;ng &Acirc;u cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, như từ Australia hay New Zealand - &nbsp;những quốc gia đ&atilde; c&oacute; hiệp định thương mại tự do với Bắc Kinh&rdquo;, &ocirc;ng Sebok n&oacute;i./.</p> </div> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vov.vn
back to top