Theo nguồn tin này, hải quân PLA dự kiến chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tương tự của Mỹ. Nhưng những thách thức kỹ thuật và kinh phí lớn đã buộc Bắc Kinh phải hãm chậm chương trình, và việc sáp nhập hai nhà máy đóng tàu lớn của nhà nước cũng gây lên những tác động đáng kể tới mục tiêu này.
Hải quân Trung Quốc hiện có một tàu sân bay đang trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Đó là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được hiện đại hóa từ một tàu sân bay đóng dở thời Liên Xô. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang tên Type 001A đang thực hiện các thử nghiệm trên biển, và sẽ sẵn sàng phục vụ trong năm 2019.
Tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc. Video SCMP
Từ hai năm trước, Trung Quốc cũng đang đóng chiếc tàu sân bay Type 002, được cho hiện đại hơn, có cấu trúc tương tự như tàu sân bay Mỹ. Một nguồn tin ẩn danh hải quân cho biết, Trung Quốc có thể đóng chiếc tàu sân bay lớp Type 002 thứ hai từ năm 2021.
Tàu sân bay chế tạo nội địa đầu tiên của Trung Quốc - Type -001A. Video SCMP
Nhưng kế hoạch phát triển một tàu sân bay thế hệ tiếp theo sẽ bị tạm dừng, khi công nghiệp quốc phòng Trung Quố có được các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Nguồn tin quân sự cho biết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không có kế hoạch đóng thêm tàu sân bay mới.
Theo chương trình cấp nhà nước, tàu sân bay thứ ba và thứ tư của Trung Quốc đều là Type 002, được trang bị máy phóng điện từ cho các máy bay chiến đấu. Những tàu này được trang bị trạm nguồn và động cơ thông thường, nhưng các quan chức cao cấp Hải quân đang dự kiến sẽ lắp đặt trạm nguồn năng lượng hạt nhân với công nghệ tiên tiến nhất.
Ngày 26.11.2019, Trung Quốc đã ra mắt công ty đóng tàu lớn nhất thế giới, vốn là kết quả sự sát nhập Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và Công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC).
Theo Tân Hoa Xã, tập đoàn đóng tàu mới - giữ tên CSIC - có tới 147 viện nghiên cứu, các doanh nghiệp kinh doanh và các công ty, có tổng giá trị tài sản lên tới 790 tỷ nhân dân tệ (112 tỷ USD), với khoảng 310.000 lao động.
Các quan chức quân sự cho rằng, sự sáp nhập này sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của CSIC trên thương trường quốc tế. Nhưng do quy mô lớn, tập đoàn sẽ khó đẩy nhanh quá trình đóng các tàu sân bay theo yêu cầu của Hải quân.
Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề kỹ thuật, một trong những trở ngại chính là phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới thế hệ 5 có thể triển khai trên các tàu sân bay thế hệ mới. Vấn đề này không dễ dàng được giải quyết trong tương lai gần.
Công nghiệp năng lượng Trung Quốc cũng không có công nghệ hạt nhân cần thiết cho tàu sân bay, dù đã có kinh nghiệm nhiều năm phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo nguồn tin quân sự Trung Quốc, việc phát triển lò phản ứng cho các chiến hạm lớn phức tạp hơn và có yêu cầu cao hơn hẳn so với loại trạm nguồn nguyên tử trong tàu ngầm.
Nguồn tinh quân sự cũng cho biết, các cuộc thử nghiệm máy phóng điện từ được sử dụng để phóng các máy bay tiêm kích J-15 trên tàu sân bay của Trung Quốc, vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn được những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc.
Đối với các nước trên thế giới, phát triển tàu sân bay là một dự án phức tạp và tốn kém nhất, sử dụng nhiều công nghệ tinh vi, hiện đại và phức tạp. Đặc biệt là những trở ngại về kỹ thuật công nghệ liên quan tới công nghệ phát triển máy bay và trạm nguồn hạt nhân. Trung Quốc và các nhà máy đóng tầu có thể vượt qua những rào cản công nghệ này, nhưng chắc chắn không phải trong một vài năm sắp tới.