Trung Quốc siết tiểu ngạch, hàng Việt tuột dốc

Hiện rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa vào sâu nội địa Trung Quốc mà chỉ bán ở các tỉnh gần biên giới.

<div> <p>Cục Chế biến v&agrave; Ph&aacute;t triển thị trường n&ocirc;ng sản thuộc Bộ NN&amp;PTNT nhận định năm 2019 vừa qua l&agrave; năm khốc liệt về thị trường của mặt h&agrave;ng n&ocirc;ng sản tại Trung Quốc (TQ). Ch&iacute;nh v&igrave; vậy, trong 11 th&aacute;ng đầu năm 2019, xuất khẩu rau quả sang thị trường n&agrave;y giảm 13,2% so với c&ugrave;ng kỳ năm trước đ&oacute;, kim ngạch chỉ đạt 2,24 tỉ USD.</p> <p><strong>Gi&aacute;m s&aacute;t chặt mua b&aacute;n tiểu ngạch</strong></p> <p>L&yacute; giải về sự sụt giảm tr&ecirc;n, Cục Chế biến v&agrave; Ph&aacute;t triển thị trường n&ocirc;ng sản cho rằng TQ y&ecirc;u cầu c&aacute;c mặt h&agrave;ng nhập khẩu từ c&aacute;c nước, trong đ&oacute; c&oacute; Việt Nam (VN) phải qua con đường ch&iacute;nh ngạch. Để thực hiện y&ecirc;u cầu tr&ecirc;n, TQ siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch.</p> <p>&ldquo;Dọc bi&ecirc;n giới, nước bạn thực hiện r&agrave;o chắn, thậm ch&iacute; d&ugrave;ng flycam để ghi h&igrave;nh, r&agrave; so&aacute;t, chống nhập khẩu tiểu ngạch. Trong bối cảnh gắt gao như thế, ch&uacute;ng ta mới c&oacute; ch&iacute;n mặt h&agrave;ng tr&aacute;i c&acirc;y gồm thanh long, dưa hấu, vải, nh&atilde;n, chuối, xo&agrave;i, m&iacute;t, ch&ocirc;m ch&ocirc;m v&agrave; măng cụt được xuất ch&iacute;nh ngạch sang thị trường n&agrave;y&rdquo; - đại diện Bộ NN&amp;PTNT cho hay.</p> <p>Bộ C&ocirc;ng Thương cũng nh&igrave;n nhận từ năm 2018 đến nay, ph&iacute;a TQ đ&atilde; triển khai đồng bộ nhiều biện ph&aacute;p để bảo đảm thực thi nghi&ecirc;m c&aacute;c quy định của nước n&agrave;y về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao b&igrave;, nh&atilde;n m&aacute;c... Đ&acirc;y l&agrave; một trong những nguy&ecirc;n nh&acirc;n khiến xuất khẩu n&ocirc;ng thủy sản của VN sang TQ bị chững lại v&agrave; giảm trong hai năm trở lại đ&acirc;y sau nhiều năm tăng trưởng kh&aacute;.</p> <p>&ldquo;Việc TQ thực thi đầy đủ c&aacute;c quy định n&agrave;y trước mắt c&oacute; thể ảnh hưởng tới một số n&ocirc;ng thủy sản của VN đang xuất khẩu sang nước n&agrave;y theo h&igrave;nh thức &ldquo;trao đổi cư d&acirc;n bi&ecirc;n giới&rdquo;. Nhưng về l&acirc;u d&agrave;i sẽ g&oacute;p phần tạo động lực để c&aacute;c địa phương v&agrave; n&ocirc;ng d&acirc;n nước ta tổ chức lại sản xuất theo hướng coi trọng tối đa c&aacute;c quyền cơ bản của người ti&ecirc;u d&ugrave;ng VN cũng như quốc tế. Trong đ&oacute; c&oacute; quyền được an to&agrave;n v&agrave; quyền được th&ocirc;ng tin đầy đủ về sản phẩm, h&agrave;ng h&oacute;a m&agrave; họ mua&rdquo; - đại diện Bộ C&ocirc;ng Thương n&ecirc;u r&otilde;.</p> <p>&Ocirc;ng Phạm Văn Dũng, Ph&oacute; Gi&aacute;m đốc HTX N&ocirc;ng l&acirc;m nghiệp H&agrave; Giang, th&ocirc;ng tin: Thị trường TQ chiếm đến 70% thị phần xuất khẩu của HTX. Nhưng năm vừa qua, khi TQ siết chặt c&aacute;c quy định nhập khẩu, HTX phải đẩy nhanh thực hiện truy xuất nguồn gốc để đảm bảo y&ecirc;u cầu của thị trường nhập khẩu.</p> <p>&Ocirc;ng Dũng cũng nhận định hiện c&aacute;c doanh nghiệp (DN), tiểu thương chủ yếu đi bằng nội lực của m&igrave;nh l&agrave; ch&iacute;nh n&ecirc;n việc x&uacute;c tiến đối với c&aacute;c đơn h&agrave;ng v&agrave;o s&acirc;u thị trường nội địa TQ rất kh&oacute; khăn. &ldquo;Thị trường nội địa TQ rất rộng lớn, c&aacute;c sản phẩm n&ocirc;ng sản của ch&uacute;ng ta đi sang b&ecirc;n đ&oacute; hiện giờ chủ yếu th&ocirc;ng qua c&aacute;c thương l&aacute;i TQ nhập về n&ecirc;n chưa thể b&aacute;n h&agrave;ng tận gốc, gi&aacute; chưa tận ngọn. Nếu ch&iacute;nh s&aacute;ch của ch&uacute;ng ta tốt c&oacute; thể hỗ trợ cho c&aacute;c DN đứng l&ecirc;n đăng k&yacute; xuất khẩu, hỗ trợ về th&ocirc;ng tin, hỗ trợ về thị trường th&igrave; n&ocirc;ng sản Việt c&oacute; thể th&acirc;m nhập s&acirc;u v&agrave;o thị trường nội địa TQ&rdquo; - &ocirc;ng Dũng n&oacute;i.</p> <p>Cục trưởng Cục Chế biến v&agrave; Ph&aacute;t triển thị trường n&ocirc;ng sản Nguyễn Quốc Toản cũng nhận định hiện h&agrave;ng h&oacute;a của VN mới đến c&aacute;c khu vực Nam Ninh, Quảng T&acirc;y chứ chưa v&agrave;o s&acirc;u nội địa TQ.</p> <p>&ldquo;Tỉnh An Huy c&oacute; hơn 90 triệu d&acirc;n nhưng h&agrave;ng VN kh&ocirc;ng c&oacute; ở đ&oacute;. Khi v&agrave;o đến Nam Ninh, Quảng T&acirc;y rồi nhưng h&agrave;ng h&oacute;a nước ta lại chỉ dưới dạng c&aacute;c thương hiệu kh&aacute;c&rdquo; - &ocirc;ng Toản dẫn chứng.</p> <p align="center"><img alt="Trung Quốc siết tiểu ngạch, hàng Việt tuột dốc - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/15/11-hang-viet-1_kwmh.jpg" /><br /> <em class="image_caption"><i style="text-align: left;">Hiện nay VN đang xuất nhiều mặt h&agrave;ng sang TQ như rau quả, c&agrave; ph&ecirc;, gạo, thủy sản&hellip; Trong ảnh: Sơ chế ớt trước khi xuất khẩu sang TQ tại HTX N&ocirc;ng l&acirc;m nghiệp H&agrave; Giang. Ảnh: HỒNG NGUYỄN</i></em></p> <p align="center"><img alt="Trung Quốc siết tiểu ngạch, hàng Việt tuột dốc - ảnh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/28/11-hang-viet-2_necz.jpg" /><br /> <em class="image_caption"><i>Kh&aacute;ch h&agrave;ng đang trao đổi, giao dịch tại gian h&agrave;ng VN ở Hội chợ Nhập khẩu quốc tế TQ diễn ra mới đ&acirc;y. Ảnh: BCT</i></em></p> <p><strong>Mở cửa cho nhiều mặt h&agrave;ng mới</strong></p> <p>Nhiều c&ocirc;ng ty xuất nhập khẩu n&ecirc;u thực tế hiện chi ph&iacute; logistics ng&agrave;nh tr&aacute;i c&acirc;y, gạo, thủy sản của nước ta chiếm tỉ lệ rất cao, 18%-30%, cao hơn nhiều so với c&aacute;c nước (chỉ chiếm khoảng 12%-14%). Những loại chi ph&iacute; n&agrave;y đẩy gi&aacute; th&agrave;nh sản phẩm của VN tăng cao, kh&oacute; cạnh tranh với c&aacute;c nước.</p> <p>V&iacute; dụ như một container chở thanh long từ B&igrave;nh Thuận đến cửa khẩu T&acirc;n Thanh (Lạng Sơn) v&agrave; sang đến nước bạn c&oacute; tỉ lệ hao hụt rất lớn, chi ph&iacute; dọc đường cao; chất lượng sản phẩm đến tận tay người ti&ecirc;u d&ugrave;ng kh&ocirc;ng như mong muốn v&agrave; nếu sang đến nước bạn bị trả lại th&igrave; DN sẽ trắng tay.</p> <p>Về vấn đề n&agrave;y, &ocirc;ng Toản nhận định: &ldquo;Ngay như cửa khẩu M&oacute;ng C&aacute;i ở Quảng Ninh, nơi s&ocirc;i động của thủy sản nhưng ch&uacute;ng ta mới l&agrave;m được phần cứng l&agrave; cầu phao. Do vậy, cần phải x&acirc;y dựng hạ tầng logicstics ở bi&ecirc;n giới, như c&aacute;c kho lạnh chứa n&ocirc;ng sản gi&uacute;p bảo quản k&eacute;o d&agrave;i thời gian, thậm ch&iacute; chi phối thị trường nguồn cung. T&ocirc;i nghĩ đ&acirc;y l&agrave; xu hướng c&oacute; t&iacute;nh chất quyết định về mặt phần l&otilde;i gi&uacute;p giảm gi&aacute; th&agrave;nh, gi&uacute;p n&ocirc;ng sản Việt cạnh tranh được với thế giới cả về gi&aacute; v&agrave; chất lượng&rdquo;.</p> <p>&Ocirc;ng Toản cho biết th&ecirc;m v&agrave;o th&aacute;ng 5-2020, Bộ trưởng Bộ NN&amp;PTNT VN sẽ thăm ch&iacute;nh thức TQ. Nh&acirc;n dịp n&agrave;y, một số mặt h&agrave;ng như sầu ri&ecirc;ng, chanh leo, khoai lang, thạch đen, tổ yến, c&aacute; r&ocirc; phi, cua, c&aacute; ngừ, ngao, sứa, rươi... sẽ được tập trung đ&agrave;m ph&aacute;n để mở cửa ch&iacute;nh ngạch.</p> <p>Đại diện Bộ C&ocirc;ng Thương cũng cho hay đang phối hợp với Bộ T&agrave;i ch&iacute;nh, Bộ GTVT tổ chức ph&acirc;n luồng ở khu vực bi&ecirc;n giới, đẩy nhanh tiến độ x&acirc;y dựng c&aacute;c hạ tầng logistics như kho lạnh ở Tr&agrave; Lĩnh (Cao Bằng), khu trung chuyển ở Lạng Sơn, trung t&acirc;m logistics ở Bắc Giang. C&ugrave;ng đ&oacute; l&agrave; vận động c&aacute;c cơ quan chức năng, ch&iacute;nh quyền c&aacute;c địa phương ph&iacute;a TQ mở th&ecirc;m c&aacute;c cửa khẩu chỉ định nhập khẩu n&ocirc;ng sản, tr&aacute;i c&acirc;y tại khu vực bi&ecirc;n giới.</p> <div> <table align="center" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td style="background-color: rgb(238, 238, 238); text-align: justify;"> <p><b>Cần thay đổi cơ bản tư duy tiếp cận thị trường</b></p> <p>Bộ C&ocirc;ng Thương nhấn mạnh để duy tr&igrave; thị phần v&agrave; mở rộng thị trường TQ, c&aacute;c DN cần phải chủ động nắm bắt th&ocirc;ng tin, thị hiếu v&agrave; nhu cầu thị trường, c&aacute;c quy định về ti&ecirc;u chuẩn chất lượng của TQ. Đặc biệt c&aacute;c DN cần thay đổi cơ bản tư duy tiếp cận thị trường.</p> <p>&ldquo;Thay đổi quan điểm ứng xử với thị trường TQ theo hướng t&ocirc;n trọng tối đa c&aacute;c quyền cơ bản của người ti&ecirc;u d&ugrave;ng; ki&ecirc;n quyết chuyển nhanh, chuyển mạnh từ xuất khẩu theo h&igrave;nh thức &ldquo;trao đổi cư d&acirc;n&rdquo; sang xuất khẩu ch&iacute;nh ngạch theo th&ocirc;ng lệ quốc tế qua c&aacute;c cửa khẩu ch&iacute;nh thức&rdquo; - đại diện Bộ C&ocirc;ng Thương nhấn mạnh.&nbsp;</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo plo.vn
back to top