Máy bay vận tải Yun-8 của PLA đã vượt qua dải phân cách không phận không chính thức giữa hai bên, bay về phía tây nam của Đài Loan. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đã đưa các máy bay chiến đấu lên đánh chặn và cảnh báo đối phương bằng vô tuyến.
Tuyên bố tình huống là “bình thường”, Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh có toàn quyền giám sát và kiểm soát mọi hoạt động trên biển và trên không xung quanh Đài Loan.
Vụ xâm nhập diễn ra sau khi Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan Chung-Shan phóng thử nghiệm hai tên lửa ngoài khơi quận phía đông Đài Đông và căn cứ quân sự Jiupeng ở quận Bình Đông, cực nam của Đài Loan, vào đêm ngày 4/9/2020.
Lần phóng này là một phần trong chương trình phát triển tên lửa của Đài Loan nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại Trung Quốc đại lục. Theo kế hoạch, quân đội Đài Loan tiếp tục thử nghiệm tên lửa trong những ngày tới. Cơ quan Nghề cá Đài Loan đã thông báo cho công chúng về ngày và địa điểm thử nghiệm để cảnh báo ngư dân hoạt động gần khu vực.
Căng thẳng trên eo biển Đài Loan đang tiếp tục gia tăng khi Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan tăng cường triển khai các hoạt động quân sự.
Mặc dù các báo cáo không nêu chi tiết, nhưng máy bay Y-8 có thể không phải là phiên bản vận tải mà là phiên bản đặc nhiệm, mà là biến thể trinh sát hoặc tuần thám, một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói với GlobalTimes.
Biến thể trinh sát của Y-8 có thể cập nhật thông tin cho PLA về tình hình hiện tại trên đảo sau các đợt diễn tập quân sự liên tục gần đây -chuyên gia này nói.
Đài Loan phóng thử nhiều loại tên lửa chưa xác định mà các nhà phân tích cho rằng có thể là tên lửa phòng không như truyền thông Đài Loan đưa tin. Tàu khu trục USS Rafael Peralta của Mỹ cũng đang tiến về phía bắc Đài Loan trong vài ngày qua để theo dõi các vụ thử nghiệm tên lửa và phản ứng của Bắc Kinh.
Wang Ting-yu, nghị sĩ thuộc Đảng Tiến bộ Dân chủ cầm quyền trong ủy ban quốc phòng và đối ngoại của cơ quan lập pháp Đài Loan cho biết, tên lửa được phóng thử nghiệm từ Jiupeng là Tiên Kung-3 (Sky Bow-3) có tầm bắn 200km. Đây là tên lửa phòng không được thiết kế để đánh chặn tên lửa dẫn đường của Trung Quốc. Ông nói, quân đội Đài Loan phóng một tên lửa Tien Kung-2 làm mục tiêu từ Đài Đông.
Đài Loan thử nghiệm tên lửa phòng không Tien Kung-3 |
Nhà lập pháp nhấn mạnh trên tài khoản FaceBook của mình: “Tiên Kung-3 đã bắn trúng mục tiêu trong cuộc thử nghiệm”.
Vụ thử nghiệm này được thử nghiệm sau hai tháng, khi quân đội thử nghiệm tên lửa tên lửa phòng không Tien Kung-3 và tên lửa hành trình tầm trung Vân Phong (Cloud Peak) từ ngày 5/4 đến ngày 23/4 tại căn cứ Jiupeng.
Tên lửa hành trình Vân Phong (Yun Feng) có tầm bắn 1.500 km, có thể tấn công các mục tiêu ở sâu trong nội địa Trung Quốc như Bắc Kinh, Thiên Tân ở phía bắc Trung Quốc, Nam Kinh ở phía đông tỉnh Giang Tô, Thượng Hải ở phía đông và Vũ Hán, Trường Sa, đập Tam Hiệp ở miền trung Trung Quốc.
Việc phát triển Vân Phong của viện Chung-Shan đã được giữ bí mật do Mỹ lo ngại điều này có thể khiến Bắc Kinh có hành động đáp trả mạnh mẽ.
Những thông tin về chương trình phát triển tên lửa Vân Phong lần đầu tiên xuất hiện tháng 12/2012, nhưng chương trình được tiến hành kể từ sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, khi Bắc Kinh tiến hành các vụ thử tên lửa gần Đài Loan, đe dọa tổng thống lúc đó là Lý Đăng Huy về yêu cầu đòi độc lập.
Tien Kung-3 là hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ thứ ba, do viện nghiên cứu Chung-Shan phát triển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo chiến thuật. Hệ thống tên lửa phòng không Tien Kung-3 là tổ hợp vũ khí di động, bao gồm các phương tiện chỉ huy, điều khiển hỏa lực, xe vận tải – bệ phóng, tên lửa và thùng phóng container.
Theo viện Chung-Shan: “Hệ thống vũ khí phòng không có thể tấn công máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa chống radar và tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu đồng thời. Khẩu đội tên lửa có thể hoạt động độc lập hoặc trong đội hình hệ thống phòng không cấp cao”.