Nhóm Hồi giáo cực đoan (NLF) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn công bố loạt video tuyên bố phá hủy 6 xe tăng Syria gần các thị trấn Fatterah, Kafr Nabl và Hizareen thuộc phía nam Idlib.
Nhưng trên các video do các tay súng thánh chiến ghi lại, chỉ có xe tăng bốc cháy, có thể do tên lửa chống tăng đánh trúng buồng động lực hoặc thùng dầu, gây hỏa hoạn, các lính tăng Syria đã bỏ xe chạy, khiến chiếc xe bị cháy.
Xe tăng T-72 quân đội Syria bốc cháy khi trúng tên lửa ATGM
Còn lại 6 tình huống khác, truyền thông Hồi giáo cực đoan không ghi lại cảnh xe cháy - một điều bình thường mà thánh chiến và IS thường công bố từ hồi đầu chiến tranh - để khủng bố tinh thần binh sĩ Syria.
Các video ghi lại cảnh ATGM của tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111-1 Konkurs, ngoài ra cũng có tên lửa TOW do Mỹ sản xuất, phóng tấn công bên sườn hoặc phía trước các xe tăng T-72 của quân đội Syria.
Trong video có thể thấy ATGM đã tạo ra những vụ nổ rất mạnh, những mảnh tên lửa bắn tung tóe khắp mọi hướng. Các nhòm thánh chiến thường ghép lại 2 lần hoặc 3 lần vụ nổ, nhưng không quay cảnh xe tăng bốc cháy. Trong một clip, chiếc xe vẫn chạy bình thường với tốc độ cao, người làm phim đã ghép cảnh cháy từ một nơi khác vào để chứng minh chiếc xe đã bị cháy.
Những xe tăng Syria trúng ATGM của thánh chiến
Như vậy, có thể số lượng xe bị phá hủy có thể không lớn như truyền thông thánh chiến, mà thấp hơn rất nhiều.
Nhưng những video này cho thấy một điểm yếu của lính tăng Syria. Các xe tăng hoặc đỗ, hoặc cơ động ban ngày với tốc độ chậm, không có che chắn, ngụy trang, không có thiết bị gây nhiếu Sarab. Đây là điểm yếu khiến quân đội Syria đã tổn thất hàng nghìn xe tăng, thiết giáp trong cuộc chiến tranh.
Mặc dù vậy, những xe tăng Т-72М1 (được phát triển vào năm 1982, trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt) vẫn chịu được các đòn tấn công bằng ATGM khi bị tấn công vào tháp pháo, mũi xe hoặc thân xe phía trước. Xe tăng T-72 vẫn có thể đáp ứng yêu cầu của chiến tranh chống khủng bố hiện đại.