Trực thăng tấn công AH-64E Apache thử nghiệm phóng tên lửa Spike-NLOS trên biển

(khoahocdoisong.vn) - Lục quân và Không quân Mỹ cung cấp thông tin chi tiết về cuộc thử nghiệm trực thăng tấn công AH-64E Apache phóng tên lửa Spike-NLOS do Israel sản xuất, tại ngoài khơi bờ biển Florida vào tháng 2/2021.

Chiếc Apache xuất phát từ Căn cứ Không quân Eglin, với sự hỗ trợ kỹ thuật của không đoàn Thử nghiệm và đánh giá số 96, đã phóng thành công tên lửa Spike-NLOS vào một chiếc xuồng đang neo đậu trên khoảng cách 32 km. Một cuộc thử nghiệm tiếp theo nhằm kiểm tra khả năng khả năng điều khiển tên lửa khi xuồng mục tiêu cơ động di chuyển phải hủy bỏ do điều kiện thời tiết bất lợi.

Amanda Hargett, kỹ sư thử nghiệm thuộc Phi đội Thử nghiệm số 780 thuộc Không đoàn 96 cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng được thử nghiệm một hệ thống vũ khí mới tại Eglin". "Nhóm thử nghiệm đã phối hợp chặt chẽ với Quân đội để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và cuộc thử nghiệm thành công".

Đại diện lực lượng không quân Mỹ cho biết: " Nhà sản xuất và các kỹ sư đã thực hiện những sửa đổi cần thiết với máy bay và vũ khí, ba ngày trước khi phóng thử nghiệm.  Những kỹ sư thử nghiệm kiểm tra chi tiết tất cả các hệ thống bay và điều hành trên mặt đất, đảm bảo các hệ thống trang thiết bị hoạt động chính xác với vũ khí cũng như kính ngắm tầm xa thử nghiệm, được tích hợp vào máy bay".

Trực thăng tấn công Apache AH-64E, trang bị tên lửa Spike-NLOS của Israel

Trực thăng tấn công Apache AH-64E, trang bị tên lửa Spike-NLOS của Israel

"Các phi công thử nghiệm đã trải qua nhiều buổi diễn tập và thực hiện kế hoạch thử nghiệm không phóng đạn, được quay lại bằng video" trước khi thử nghiệm trên mặt biển. Những hoạt động chuẩn bị này mang lại những kinh nghiệm, nhận thức quan trọng với các phi công và đội kỹ thuật hỗ trợ thử nghiệm, đảm bảo mọi người đều biết vị trí ở đâu và điều gì có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm phóng tên lửa thực tế. Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo tất cả các hệ thống đều hoạt động nhịp nhàng trong chuyến bay và nhóm thử nghiệm cũng lập kế hoạch dự phòng cho tình huống khẩn cấp không lường trước được".

Quân đội Mỹ thử nghiệm phóng tên lửa này từ AH-64 nhiều lần từ năm 2019. Một số quân nhân và phi công đã đến Israel để nghiên cứu kinh nghiệm khai thác sử dụng vũ khí này khi bay trên các máy bay Apache của Israel, được trang bị Spike-NLOS nhiều năm nay. Cuộc thử nghiệm tháng 2 là lần đầu tiên Quân đội Mỹ tiến hành tấn công mục tiêu hàng hải, sau một năm chính thức công bố kế hoạch tích hợp vũ khí này lên trực thăng AH-64E.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) bắt đầu sử dụng  tên lửa Spike-NLOS đầu tiên vào năm 1981. Tên lửa được xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Tháng 6/2020, Rafael tuyên bố phát triển thành công phiên bản thế hệ thứ năm với tầm bắn tối đa 20 dặm (32 km). Những thế hệ trước đó chỉ có thể tấn công mục tiêu trên khoảng cách 15, 5 dặm (24 km).

Tính năng chiến thuật quan trọng nhất của Spike-NLOS là hệ thống dẫn đường hai chế độ. Chế độ dẫn đường thứ nhất cho phép tấn công các mục tiêu tại các tọa độ đã xác định. Chế độ thứ hai được gọi là "người trong cuộc", trắc thủ điều khiển có thể thực hiện các hiệu chỉnh trong giai đoạn bay cuối của tên lửa nhờ dữ liệu video, truyền từ camera hồng ngoại lắp ở đầu tên lửa. 

Tính năng chiến thuật đặc biệt này cho phép Spike-NLOS độ chính xác đáng kinh ngạc, ngay cả khi các mục tiêu đang di chuyển, trong thời tiết xấu hoặc ở các khu vực của chiến trường bị che khuất bởi khói và bụi, có thể làm gián đoạn các hệ thống kính ngắm quang ảnh và dẫn đường laser truyền thống. Vũ khí cũng cho phép tấn công mục tiêu khi các mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn của trắc thủ phóng đạn, sử dụng hệ thống điều khiển kép từ trinh sát nằm gần mục tiêu. Tên lửa này thậm chí có thể được sử dụng để tìm kiếm mục tiêu và tiêu diệt mục tiêu xa ngoài tầm nhìn của trắc thủ hệ thống phóng. 

Việc sử dụng một chiếc xuồng làm mục tiêu cho cuộc thử nghiệm Spike-NLOS mới nhất cho thấy trong tương lai, trực thăng AH-64E của quân đội Mỹ có thể trang bị loại tên lửa này trong tác chiến trên biển. Trong nhiều năm nay, Lục quân, phối hợp với Hải quân, đã tiến hành các cuộc diễn tập có sự tham gia của trực thăng Apache cùng với nhiều loại chiến hạm khác nhau. Trong những cuộc diễn tập này, quân đội Mỹ đã sử dụng trực thăng chống lại những nhóm xuồng nhỏ tốc độ cao, một mối đe dọa rất thực tế trong mô hình chiến tranh ở Trung Đông với một quốc gia như Iran. 

Cấu hình phiên bản 6 của AH-64E được nâng cấp để có thể cho phép trực thăng bay biển. Spike-NLOS, với tầm bắn xa và độ chính xác cao, sẽ tăng cường năng lực tác chiến của Apache trong lĩnh vực tiêu diệt các xuồng nhỏ.  

Quân đội Mỹ không coi Spike-NLOS là sự thay thế cho Hellfire hoặc JAGM. Loại vũ khí này sẽ tăng cường cho những tên lửa đó và là giai đoạn tiếp theo cho tên lửa có điều khiển chính xác tầm xa (LRPM), được lên kế hoạch trang bị cho các máy bay trực thăng trong tương lai trong chương trình Phương tiện bay cất cánh thẳng đứng tương lai (FVL). 

Theo TGO
back to top