“Cuộc phóng thử nghiệm được tiến hành với mục đích kiểm tra sự chọn lọc tên lửa đạn đạo đất đối đất, tầm trung, tầm xa Hwasong-12, xác minh độ chính xác tổng thể của hệ thống vũ khí này” - thông tấn nhà nước KCNA Triều Tiên công bố.
Theo KCNA, vụ phóng "đã xác định tính chính xác, tính bí mật và hiệu quả hoạt động của hệ thống vũ khí Hwasong 12 đang được sản xuất."
Vụ thử tên lửa sử dụng " góc phóng cao nhất" để đảm bảo an toàn cho các nước láng giềng. Bình Nhưỡng cũng công bố một số bức ảnh ghi lại vụ phóng thử nghiệm từ vũ trụ.
Tên lửa bay được 800 km và rơi xuống Biển Nhật Bản. Seoul và Tokyo, cũng như từ Washington đồng loạt lên án và bày tỏ lo ngại, vụ thử là sự chuẩn bị cho việc Triều Tiên quay trở lại các vụ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm xa.
Reuters dẫn lời nói một quan chức Mỹ giấu nhấn mạnh, Washington sẽ thực hiện “một số bước được thiết kế để thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh” đối phó với hoạt động tên lửa gia tăng của Bình Nhưỡng, nhưng lưu ý rằng Mỹ sẵn sàng đối thoại.
Hwasong-12 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn tối đa ước tính là 4.500 km (2.800 dặm), cho phép tấn công lãnh thổ Guam của Mỹ ở Bắc Thái Bình Dương.
Triều Tiên không thử nghiệm huấn luyện diễn tập tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 từ tháng 9/2017, lần phóng này lần thử vũ khí thứ 7 của Triều Tiên trong một tháng. Những thông tin này cho thấy Bình Nhưỡng đã sẵn sàng cho các chương trình tích cực hơn.
Đầu tháng 1/2022, Triều Tiên thông báo sẽ xem xét "khởi động lại tất cả các chương trình tạm thời bị đình chỉ", để đáp trả chính sách "thù địch" của Mỹ.
Bình Nhưỡng không đi vào chi tiết cụ thể, nhưng các chương trình “bị đình chỉ” là những kế hoạch phát triển tên lửa tầm xa và thử nghiệm đầu đạn hạt nhân.