Ngày17/1/2022, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết, trong vụ thử nghiệm thứ 4, Bình Nhưỡng phóng diễn tập 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn trên vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên.
Theo Hãng thông tấn Trung ương KCNA, Triều Tiên đã tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh ngày 5 và 11/1, phóng tên lửa đạn đạo ngày 14/1.
Những cuộc thử nghiệm được tiến hành ngay sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên về các vụ phóng tên lửa, và kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, bị đình trệ từ năm 2019.
Những cuộc thử nghiệm thường xuyên của Bình Nhưỡng trong những năm gần đây - bao gồm vụ phóng thử nghiệm 2 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với tầm bắn hơn 6.000km (3.700 dặm) năm 2017 - cho thấy những thành tựu trong chương trình tên lửa của Triều Tiên, ngay cả khi không sử dụng GPS của Mỹ.
Andrei Chang, tổng biên tập tờ Kanwa Defense Review, có trụ sở tại Canada nhấn mạnh: “Không một quốc gia chống Mỹ nào (Triều Tiên) sử dụng GPSm vì quân đội Mỹ có khả năng làm gián đoạn hoặc can thiệp.
Thay vào đó, các quốc gia này sẽ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh BeiDou (Trung Quốc) hoặc hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Glonass) của Nga.
Nhưng theo một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc ở Bắc Kinh, hệ thống BeiDou, hoạt động từ năm 2020, không hỗ trợ các quốc gia khác trong các vụ thử nghiệm tên lửa.
Nguồn tin giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề cho biết, Triều Tiên đã sử dụng hệ thống Glonass Nga, được cho là có phạm vi phủ sóng không rộng bằng GPS cho những hoạt động nghiên cứu khoa học và thử nghiệm tên lửa.
“Các chuyên gia Bình Nhưỡng đánh giá hệ thống BeiDou Trung Quốc và hệ thống Nga, quyết định Glonass phù hợp hơn với vị trí địa lý, vĩ độ cao khi phóng tên lửa” nguồn tin cho biết.
Hiệp ước INF - được ký kết vào năm 1987 và bị Washington từ bỏ vào năm 2019 - yêu cầu cả Mỹ và Liên Xô loại bỏ tất cả các tên lửa hành trình và đạn đạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km.
Nhưng trước đó, Bình Nhưỡng đã nhận được những công nghệ này từ Liên Xô.
Theo nguồn tin quân sự từ Bắc Kinh, Iran và Pakistan đang sử dụng hệ thống định vị BeiDou của Trung Quốc.
Các chuyên gia Iran đã kết hợp tín hiệu dân sự của 12 vệ tinh BeiDou, kết hợp với hệ thống dẫn đường quán tính để vũ khí có độ chính xác cao.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping cho biết, quân đội Pakistan đang sử dụng phiên bản giới hạn của BeiDou.
Ông nói: “Trung Quốc chia sẻ một số mã các tín hiệu quân sự BeiDou với Pakistan trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, nhưng sẽ giới hạn khu vực chứ không phải toàn cầu”.