Mẹ chị Trần Thị Hòa (Mễ Trì, Hà Nội) bán rượu nếp. Dù là rượu nếp cái hoa vàng hay rượu nếp cẩm chị đều thích, các con chị cũng thích, chúng có thể ăn không hoặc trộn với sữa chua, ăn sáng hoặc tối là hết veo một bát. Đứa nhỏ thấy anh chị ăn cũng thích, có hôm ăn xong mặt đỏ bừng như say.
Lời bàn: BS. Nguyễn Thị Lan (Đồng Tâm, Hà Nội) cho biết, rượu nếp là thực phẩm bổ dưỡng. Lượng sắt trong gạo nếp cao, nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác. Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá. Đối với trẻ em, do rượu nếp được làm từ cơm nếp ủ với men rượu nên không thích hợp cho trẻ. Dù là rượu nếp vẫn là chất kích thích, có thể hại cho gan,vì vậy tốt nhất, khi trẻ lớn mới cho dùng chút ít để kích thích tiêu hóa.
QA ghi