<div style="text-align: justify;"><strong>Cứ muốn kéo dài là tống vào ngăn đá</strong></div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, sai lầm mà nhiều người mắc phải nhất chính là lạm dụng ngăn đá. Thức ăn thừa quá nhiều, không ăn hết ngay, bạn cho chúng lên ngăn đá; làm bánh (bánh quy, bánh dẻo, bánh chưng…) quá nhiều, bạn cũng cất lên ngăn đá; thậm chí là củ quả quá nhiều ví dụ vài cân cà chua sạch, túi ớt sạch… ăn ngay không hết, bạn cũng “tống” lên ngăn đá.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Thực tế, ngăn đá là nơi bảo quản được lâu hơn, nhưng ngăn đá là nơi để thực phẩm tươi sống giầu protein như thịt, cá sống… chứ không phải cái gì cũng cho lên ngăn đá, nhiều thực phẩm cho nên ngăn đá, bỏ xuống sẽ bị giảm chất lượng, giảm thẩm mỹ… </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Ví dụ, thức ăn thừa để lên ngăn đá, khi mang xuống, các phân tử đá rã ra cũng là lúc thức ăn bị rữa ra, về mặt cảm quan đã thấy mất ngon chứ chưa nói đến dinh dưỡng. Tương tự, rau, củ, quả có đặc điểm là chứa nhiều nước, cho vào ngăn đá, nước sẽ bị đóng băng. Khi lấy củ quả ra, các tinh thể đá sẽ rã ra và ngay lập tức phá vỡ các tế bào trong củ, quả, làm biến đổi hình dạng thậm chí là là quả bị vỡ ngay. </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"><strong>Để thức ăn thừa 5- 7 ngày trong tủ lạnh</strong></div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Thức ăn thừa là hiện tượng phổ biến. Để bảo quản thức ăn thừa, chúng ta sẽ cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp, để lưu cữ thức ăn thừa đến cả tuần trong tủ lạnh. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thức ăn thừa không nên để quá 24h. Lý do là bởi, thời gian bảo quản của thực phẩm chín không được tốt như thực phẩm tươi bởi thực phẩm tươi vẫn có có khả năng tự miễn dịch, nhưng thực phẩm chín thì không.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Khi thức ăn thừa đưa vào tủ lạnh, tủ lạnh chỉ có thể giúp ức chế hoặc hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn trong một thời gian ngắn. Vì thế, thức ăn thừa còn xót lại ở bữa ăn trước nên để tủ lạnh sau đó lấy ra và ăn hết trong bữa sau. </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Đồng quan điểm, đầu bếp Trần Văn Đông, chuỗi nhà hàng Vinh Việt cho biết, với những thực phẩm chín để ngăn mát trong tủ lạnh, bạn hãy thực hành quy tắc sờ, nhìn, ngửi. Nếu thấy thực phẩm chín đã chế biến có hiện tượng đổi màu, hay bị nhớt, hoặc có mùi chua thì cần lập tức vứt ngay chứ đừng tiếc rẻ. </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> <blockquote> <div style="text-align: justify;">Theo các chuyên gia, hàng tuần bạn phải dọn dẹp lại tủ lạnh sau đó tiến hành vệ sinh tủ lạnh. Nhiều người kêu tủ lạnh có mùi. Mùi này là do vi khuẩn, nấm mốc phát triển do để tủ lạnh không sạch sẽ. Điều đáng nói, nếu không vệ sinh ngay “mùi” này sẽ ám vào thực phẩm để trong tủ lạnh. Nếu tủ lạnh có mùi, bạn có thể vệ sinh tủ lạnh bằng giấm, cồn…</div> </blockquote> </div> <div style="text-align: justify;"><strong>Thực phẩm khô không cần tủ lạnh</strong></div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Lạc, đỗ, nấm hương, mọc nhĩ…là những đồ khô mà nhiều gia đình sử dụng. Khi chúng còn được đóng trong túi kín, việc bảo quản là rất đơn giản. Nhưng khi chúng ta đã mở ra, và ăn không hết, số còn thừa rất dễ bị mốc nếu không biết bảo quản đúng cách. Vì thế, với những đồ khô dư thừa, nhiều người cũng “tống” hết vào tủ lạnh. </div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Theo đầu bếp Trần Văn Đông, cách này là rất sai lầm. Bạn nên nhớ, khi đã bóc ra khỏi túi, nghĩa là hơi ẩm từ môi trường bên ngoài rất dễ xâm nhập và nhiễm ẩm vào thực phẩm khô. Nếu bạn cho vào tủ lạnh, hơi ẩm từ đồ khô bị nhiễm ẩm sẽ bốc hơi lên bề mặt túi nilon, rồi từ bề mặt túi nilon lại chảy xuống thực phẩm khô tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Tốt nhất đối với các loại đồ khô thông thường như lạc, đỗ, nấm hương, mọc nhĩ… bạn không cần dùng đến tủ lạnh. Bạn cần nhớ rằng, với thực phẩm khô chỉ cần khô và không bị hút ẩm từ môi trường bên ngoài thì bạn có thể để bao lâu tùy thích. Vì vậy, khi sử dụng, bạn mở túi, ăn bao nhiêu bạn lấy bấy nhiêu, sau đó nhanh tay bọc chặt lại sao cho không để không khí bên ngoài lọt vào, sau đó bản quản chỗ khô thoáng.</div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;">Trong trường hợp bạn lấy ra, để bên ngoài một khoảng thời gian, sau đó không dùng đến, ăn không hết, lúc này, thực phẩm khô có thể đã bị nhiễm ẩm, bạn có thể mang đi phơi lại cho hết ẩm rồi bọc trong túi kín và bảo quản ở môi trường tự nhiên chỗ khô, thoáng.</div>