Hỏi: Người ta thường nói đến trăng xanh, đây có phải là hiện tượng thiên văn không?
Lê Ngọc Anh (Hà Nội)
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam: Trăng xanh là một khái niệm mang tính văn hóa, Mặt Trăng không hề chuyển thành màu xanh mà chỉ là sự trùng hợp về số lần xuất hiện của trăng tròn tương ứng với quy ước của dương lịch.
Theo văn hóa của một số vùng ở phương Tây, có hai loại trăng xanh là trăng xanh của mùa và của tháng. Trăng xanh của mùa, nghĩa là, mỗi mùa dài 3 tháng, 3 tháng này dài hơn 3 tuần trăng vì 1 tuần trăng chỉ dài 29,53 ngày trong khi tháng dương lịch có 30 hoặc 31 ngày.
Thông thường mỗi mùa sẽ có 3 lần trăng tròn nhưng có mùa mà ngày trăng tròn rơi vào những ngày đầu tiên của tháng, vật sẽ có lần trăng tròn thứ tư xuất hiện vào ngày cuối của tháng cuối mùa. Lần trăng tròn thứ 3 trong số 4 lần trăng tròn đó gọi là trăng xanh. Còn theo tháng, nếu trăng tròn xuất hiện vào rạng sáng ngày đầu tiên của một tháng dương lịch thì đến đêm 30 của tháng đó chắc chắn lại có trăng tròn, đó gọi là trăng xanh.