Nguồn ảnh: Phys.
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí The Astrophysical Journal cho thấy bầu khí quyển của Trái Đất biến đổi theo thời gian như thế nào và nó tương ứng với sự xuất hiện của các dạng sống khác nhau trong vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu do TS Sarah Rugheimer dẫn đầu đã nghiên cứu các thời kỳ địa chất khác nhau từ lịch sử Trái Đất, mô phỏng bầu khí quyển xung quanh các ngôi sao khác nhau, lớn hơn và nhỏ hơn mặt trời của chúng ta.
Nghiên cứu tập trung vào khí quyển Trái Đất tại bốn thời điểm khác nhau trong lịch sử: Trước khi các vi khuẩn xuất hiện (3,9 tỷ năm trước), sau khi vi khuẩn xuất hiện và sự gia tăng oxy lần đầu tiên (2 tỷ năm trước), trong lần oxy tăng mạnh lần thứ hai (800 triệu năm trước) và trái đất hiện nay. Tại mỗi điểm này, oxy, khí mê-tan và carbon dioxide đều có sự khác biệt rõ rệt.
Những phát hiện mới về cuộc sống tiến hóa như thế nào trong các bầu khí quyển khác nhau có thể đặt nền móng cho các nhà khoa học giải thích những đặc điểm sinh học sớm và những dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh ngoại lai cỡ Trái Đất trong vũ trụ.
TS Rugheimer cho hay: “Chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra được vô số các hành tinh ngoại lai thậm chí vượt khỏi cả sự tưởng tượng ngay cả khi nhìn lại hành tinh của chúng ta, bầu khí quyển đã thay đổi rất nhiều lần. Ánh sáng sẽ tương tác với bầu khí quyển của hành tinh, chúng ta có thể bắt đầu tạo ra một mạng lưới các mô hình để giúp chúng ta hiểu các quan sát trong tương lai”.
Các bức xạ mây và các tính năng bề mặt như đại dương cũng được tính toán trong quá trình nghiên cứu để xem chúng ảnh hưởng như thế nào đến các mô hình này.
Huỳnh Dũng
(theo Phys, Kiến Thức)