1. Cú muỗi mỏ quặp: Loài chim hiếm, thường sống ở khu rừng lá rộng hoặc rừng thứ sinh ở Trung và Nam Trung Bộ. Thân dài từ 24,5-27,5 cm, chúng thường sống ở độ cao từ 900-1.900 m.
2. Khát nước: Loài chim có thể gặp ở một số tỉnh thành lớn, sinh cảnh chủ yếu ở rừng thứ sinh và rừng ngập mặn. Thân dài từ 38-41,5 cm, màu sắc bao gồm đen nhạt, cổ màu hung vàng và cánh màu hung đỏ.
3. Bắt cô trói cột: Phổ biến tại một số vườn quốc gia lớn như Cúc Phương hay Cát Tiên, loài chim với cái tên kỳ lạ này có thói quen ký sinh trứng vào tổ của các loài khướu.
4. Sếu đầu đỏ: Loài chim Việt Nam cần được bảo tồn, thường xuất hiện trên các đồng cỏ, đầm lầy hay cánh đồng lúa nước. Thân dài từ 152-156 cm, có thân cao và sải cánh lớn.
5. Cà kheo mỏ cong: Loài chim này có mỏ dài và cong ở cuối, thường kiếm ăn ở vùng nước nông như ao, hồ, bãi triều ven biển, sông lớn.
6. Đầu rìu: Loài chim có kích thước nhỏ, từ 27-32,5 cm, có màu sắc sặc sỡ ở đầu, cổ và mào, thường được tìm thấy tại vườn quốc gia Xuân Thủy hoặc khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải.
7. Sả mỏ rộng: Thường sống tại các sông, hồ lớn hoặc khu vực gần rừng lá rộng, có màu xanh chủ đạo ở đôi cánh và vàng ở cổ.
8. Lách tách đầu đốm: Loài chim định cư, phân bố tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ, thường sống ở rừng lá rộng và rừng thứ sinh ở độ cao 1.000-3.100 m.
9. Khướu mào họng đốm: Thường gặp ở khu vực Tây Bắc và Trung Trung Bộ, đặc biệt ở trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sa Pa, có mào cao, nhọn hướng lên trên và sống trong các khu rừng lá rộng và rừng hỗn giao từ độ cao 1.800-3.100 m.