Top 7 thực phẩm giúp "diệt sạch" ký sinh trùng trong đường ruột hiệu quả

Ký sinh trùng thường có kích thước nhỏ, lây lan phổ biến qua nước và thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày.

Theo các chuyên gia, khi vi khuẩn xấu, ký sinh trùng, giun, ấu trùng và trứng tăng lên trong ruột, có nguy cơ các sinh vật này xâm nhập vào máu hoặc lắng đọng trong não “có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như co giật, động kinh”, mất khả năng nhận thức và thậm chí cả bệnh u nang".

Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp tẩy giun hay loại bỏ ký sinh trùng nhanh chóng. Tuy nhiên có một số thực phẩm giúp "diệt sạch" ký sinh trùng một cách tự nhiên mà không cần đến thuốc.

Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể giúp bạn tẩy giun một cách tự nhiên mà bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của mình:

Hành tây

Trong hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh – chất có tác dụng chống ký sinh trùng cực kì hiệu quả.

Nước ép hành tây là phương pháp điều trị hữu ích đối với giun kí sinh đường ruột, đặc biệt là sán dây và giun sợi.

Nếu bị nhiễm giun, hãy uống 2 muỗng cà phê nước ép hành tây,chia làm 2 lần/1 ngày trong 2 tuần liên tiếp.

Dầu dừa

Dừa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng và các chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là thành phần chất bão hòa tự nhiên có trong chúng.

Thêm dầu dừa tinh khiết vào các món chúng ta ăn hàng ngày, chúng sẽ giúp bạn đẩy các kí sinh trùng đường ruột ra khỏi cơ thể rất hiệu quả.

Dầu dừa còn giúp giải độc hệ tiêu hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của sán dây.

Nhiều người trộn dầu vào smoothies hay các loại đồ uống khác, nhưng nó cũng có thể được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau.

Tỏi

Tỏi được ví như “khắc tinh của ký sinh trùng” vì chứa allicin, một hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm mạnh mẽ. Chất này có thể phá hủy màng tế bào, gây tổn thương và tiêu diệt các loại ký sinh trùng đường ruột như giun kim, giun đũa và thậm chí cả sán lá gan hiệu quả.

Ngoài allicin, tỏi còn chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh khác cũng có tác dụng kháng khuẩn và kháng ký sinh trùng. Tỏi cũng giàu các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả ký sinh trùng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có hiệu quả trong việc tiêu diệt một số loại ký sinh trùng, bao gồm giun sán, amip và một số loại nấm. Tuy nhiên, không nên coi tỏi là phương pháp điều trị duy nhất cho nhiễm ký sinh trùng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm ký sinh trùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Gừng

Gừng rất giàu gingerol và shogaol là hai hợp chất hoạt tính chính trong gừng, có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng ký sinh trùng. Chúng có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của ký sinh trùng, đồng thời gây tổn thương cấu trúc tế bào của chúng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có hiệu quả trong việc tiêu diệt một số loại ký sinh trùng, bao gồm giun đũa, giun móc, sán dây và một số loại amip. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của gừng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ký sinh trùng và mức độ nhiễm trùng và không phải thuốc chữa bệnh. Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng nếu bạn đang dùng thuốc điều trị.

Nghệ

Củ nghệ đã được sử dụng cho mục đích sức khỏe từ thời xa xưa. Nó có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn giúp mang lại lợi ích cho bạn theo nhiều cách khác nhau. Theo chuyên gia, những yếu tố này kết hợp với nhau để giúp loại bỏ vi khuẩn không lành mạnh trong ruột và cũng giúp thanh lọc máu của bạn.

Dứa

Loại trái cây này không chỉ có hương thơm đặc trưng và mùi vị hấp dẫn, chúng còn chứa các enzyme bromelain tiêu hóa (enzyme phân giải protein), giúp loại bỏ ký sinh trùng, chẳng hạn như sán dây.

Ngải cứu

Ngoài khả năng của hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề túi mật, hay chữa chứng mất cảm giác ngon miệng, cây ngải cứu còn là phương tiện hiệu quả chống lại sự phá hoại của giun tròn và các loại ký sinh trùng khác.

Ngải cứu thường được uống dưới dạng trà, nhưng để đạt hiệu quả như mong muốn, hãy sử dụng tinh dầu ngải cứu để chống lại các chứng bệnh nhiễm kí sinh trùng.

Theo Đời sống
back to top