<div> <div class="col"> <div class="text-long"> <p>Đó là thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo tại sân bay Soekarno Hatta, thủ đô Jakarta, ngay tối ngày 9/1. Ông Soerjanto Tjahjono, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia xác nhận, trên máy bay gặp nạn có 62 hành khách và phi hành đoàn, trong đó có cả trẻ sơ sinh.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center" role="group"> <div> <article> <div><picture><img alt="Ông Soerjanto Tjahjono, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia tại buổi họp báo" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/10/media-vov-vn_maxresdefault_0.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Ông Soerjanto Tjahjono, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia tại buổi họp báo</figcaption> </figure> <p>Ông Soerjanto cho biết, máy bay mang số hiệu SJ 182 đã bị hoãn 30 phút trước khi cất cánh do mưa lớn. Máy bay giảm độ cao đột ngột và mất tín hiệu sau 4 phút cất cánh. Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Indonesia khẳng định, mặc dù sản xuất từ năm 1994, song máy bay Boeing 737-500 này được bảo dưỡng theo quy định và vẫn đang ở trong tình trạng tốt.</p> <p>Máy bay Boeing 737-500 gặp nạn vào thời điểm đầu năm mới khiến dư luận nhớ đến các sự kiện tương tự tại Indonesia. Trong vòng 2 thập kỷ qua, đã có 3 máy bay thương mại của Indonesia lao xuống biển, Năm 2007, máy bay Boeing 737-400 của hãng hàng không Adam Air chở 102 hành khách và phi hành đoàn rơi xuống vùng biển Sulawesi. Năm 2014, máy bay Airbus A320-216 của hãng hàng không Air Asia chở 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn rơi trên vùng biển Java. Năm 2018, máy bay Lion Air mang số hiệu JT 610 rơi ở vùng biển Tây Java.</p> <p>Máy bay thuộc hãng hàng không Sriwijaya Air rơi chiều ngày 9/1/2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh tại Indonesia với hơn 818.000 ca mắc./.</p> </div> </div> </div> <p> </p>