<div> <p>“DNI đã được các quan chức tình báo thông báo rằng Cộng đồng Tình báo (IC) sẽ không đáp ứng được thời hạn ngày 18/12 đề ra bởi Lệnh Hành pháp và Quốc hội để đệ trình đánh giá phân loại của IC về các mối đe dọa từ nước ngoài đối với cuộc bầu cử Mỹ năm 2020”, trợ lý DNI về Chiến lược Truyền thông Amanda Schoch cho biết.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Tình báo Mỹ hoãn công bố báo cáo can thiệp bầu cử" src="https://khds.1cdn.vn/2020/12/17/info-imgs-vgcloud-vn_tinh-bao-my-hoan-cong-bo-bao-cao-can-thiep-bau-cu.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Đại cử tri đoàn đã trao cho ông Joe Biden đủ đa số phiếu cần thiết, xác nhận ông là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. (Ảnh: Reuters)</td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo Fox News, báo cáo được cho là sẽ được công bố vào ngày 18/12. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, cộng đồng tình báo đã phải đối mặt với tranh cãi về những gì nên được đưa vào tài liệu.</p> <p>Các nhà phân tích tình báo cấp cao đã chia thành nhiều nhóm: một nhóm tin rằng Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử, trong khi nhóm kia tin rằng các nỗ lực của Trung Quốc là rất nhỏ và các kế hoạch đã không được thực hiện. Trong khi đó, một số chuyên gia ngần ngại đưa ra kết luận cuối cùng, vì thông tin về các hành động của Bắc Kinh “chứa dữ liệu bí mật”. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tin về thời điểm công bố báo cáo.</p> <p>Lệnh hành pháp của Tổng thống Trump năm 2018 quy định rằng Giám đốc Tình báo Quốc gia sẽ đưa ra đánh giá “về bất kỳ thông tin nào cho thấy rằng một chính phủ nước ngoài, hoặc bất kỳ người nào đóng vai trò là đại diện hoặc thay mặt cho chính phủ nước ngoài, đã hành động với ý định hoặc mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử”.</p> <p>Lệnh được ký vào ngày 12/9/2018, chỉ đạo chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tự động đối với các quốc gia, cá nhân và tổ chức nước ngoài bị phát hiện có liên quan đến việc cố gắng can thiệp vào các cuộc bầu cử.</p> <p>Ngày 18/12 đánh dấu 45 ngày sau cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11, theo lệnh hành pháp, DNI dự kiến sẽ phải đưa ra một báo cáo về “mức độ xác thực tối đa” liệu có bất kỳ nỗ lực can thiệp nào xảy ra hay không và bản chất của việc can thiệp, các phương pháp được sử dụng, và ai đã tham gia hay cho phép những nỗ lực đó.</p> <p>Lệnh quy định rằng sau khi đánh giá được đệ trình, Tổng Chưởng lý và Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ có thêm 45 ngày để đánh giá báo cáo và đưa ra quyết định. Nếu hai bộ phận này phát hiện ra sự can thiệp bầu cử, các biện pháp trừng phạt tự động sẽ được áp dụng để áp chế tài sản của những người liên quan.</p> <p>Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính sau đó sẽ được yêu cầu đưa ra khuyến nghị xem có cần các biện pháp trừng phạt bổ sung hay không.</p> <p>Trước đó, vào đầu tháng 11, Mỹ đã thực hiện các cuộc tấn công máy tính phòng ngừa vào các cấu trúc mạng ở Nga và Iran để vô hiệu hóa “các nỗ lực can thiệp” vào cuộc bầu cử.</p> <p>Cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại Mỹ vào ngày 3/11. Theo số liệu chính thức, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa về số phiếu bầu. Hôm 14/12, cuộc bỏ phiếu của đại cử tri đã diễn ra. Ông Biden đã nhận được 306 phiếu đại cứ tri để chiến thắng trước ông Trump với 232 phiếu.</p> <p> </p> </div> <p> </p>