Nguồn ảnh: Space.
Một nghiên cứu được công bố gần đây, trên số ra tháng 4 của Tạp chí GeoHealth đã kiểm tra chính xác mức độ nguy hiểm của bụi mặt trăng và cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên.
Trong một vài thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, một vết bụi mặt trăng có thể đủ độc hại để giết tới 90% các tế bào phổi và não khi tiếp xúc với nó.
Bụi trên mặt trăng hoạt động hơi khác so với bụi trên Trái Đất. Bụi Mặt trăng rất sắc. Bởi vì không có gió trên mặt trăng, bụi không bao giờ xói mòn.
Thay vào đó, các hạt bụi mặt trăng – phần lớn là các sản phẩm của các tác động micrometeorite – vẫn sắc và có thể dễ dàng cắt thành các tế bào phổi của phi hành gia nếu hít vào quá sâu.
Trên hết, bụi mặt trăng có thể nổi lên. Không có bầu không khí để bảo vệ mặt trăng khỏi sự bắn phá liên tục bởi gió mặt trời và các hạt tích điện mà chúng mang theo, và tĩnh điện có thể khiến bụi bám sâu vào như quần áo, mọi ngóc ngách trên cơ thể phi hành gia.
Nếu vô tình để những hạt này vào miệng, mũi, hay đồ ăn thức uống thì đó quả là một kết quả rất đáng quan ngại.
Huỳnh Dũng (theo Space, Kiến Thức)