- Chữa động thai: Tía tô 12 - 16g, sắn dây 12 g sắc uống ngày một thang, hoặc dùng tía tô 20g, trử ma căn khô 14 - 16g sắc uống ngày 3 lần.
- Chữa phụ nữ có thai, động thai đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn: Tía tô, đương quy, bạch thược, đảng sâm, phục linh đều 12g, trần bì 8g, bạch truật 10g, cam thảo 4g sắc nước uống.
- Lý khí an thai: Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn lấy tía tô 8g; đương quy, bạch thược, đảng sâm đều 12g; Xuyên khung, trần bì, đại phúc bì, sinh khương đều 8g; Cam thảo 4g sắc nước uống. Tác dụng kiện vị cầm nôn.
- Chữa ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn: Dùng nước sắc lá tía tô uống với viên hương sa lục quân 6 - 8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc tía tô uống tốt hơn.
- Chữa ngực sườn đầy đau, chậm tiêu do can tỳ bất hòa: Đương quy 12g, bạch thược, bạch truật, sài hồ, phục linh đều 9g; bạc hà 3g (cho vào sau), sinh khương 3 lát, cam thảo (chích) 6g, đảng sâm, tía tô, hương phụ đều 9g, đại táo 4 trái sắc uống.
- Chữa có thai phù: Tía tô 20g, bạch phục linh 40g, đương quy 12g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, thăng ma 10g, hoàng kỳ 16g sắc uống.
- Chữa ngực bụng đầy trướng, bệnh ho suyễn: Tía tô 12g, trần bì 8g, nhục quế 3g, đương quy 12g, tiền hồ 12g, chế bán hạ 12g, hậu phác 8g, chích thảo 6g, sinh khương 3 lát, giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp.
- Trị đậu chẩn (sởi) mới phát: Cam thảo 2g, cát căn 2g, hương phụ 2g, thăng ma 2g, trần bì 2g, tía tô 2g, xích thược 2g, thêm gừng, hành sắc uống.
- Chữa người lớn hay có cơn hen: Hạt tía tô 1 lạng sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã, nấu cháo ăn.
- Chữa tiêu đờm giảm ho (do ngoại cảm phong hàn): Tô tử 12g, la bạc tử 12g, bạch giới tử 8g sắc uống.
- Chữa phong hàn, đàm nhiệt giao trở, đàm nhiều, ho suyễn: Ma hoàng 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 8g, tô tử 8g, bán hạ 12g, bạch quả 10g, hoàng cầm 12g, khoản đông hoa 12g, cam thảo 4g sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày. Tác dụng giáng khí bình suyễn, ôn hóa đàm thấp, thanh nhiệt.
- Chữa táo bón ở người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt mè lượng bằng nhau, giã nhuyễn cho nước lắng, lấy nước nấu chín để uống.
Lưu ý không dùng thường xuyên tía tô cho người ra nhiều mồ hôi, người gầy, táo bón, miệng khô khát.
Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám Đa khoa Thiên Nam)