Thức uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là những vết loét phát triển trong niêm mạc của đường tiêu hóa, gây ra những cơn đau bụng âm ỉ kèm theo ợ hơi, ợ chua rất khó chịu.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm loét dạ dày - tá tràng là: Nhiễm vi khuẩn HP, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng quá nhiều thuốc, căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng bao gồm điều thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp như: ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no. Tránh các chất kích thích, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

Dưới đây là một số loại thức uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày:

Nước cam thảo

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong y học hiện đại, chiết xuất cam thảo chứa glycyrrhizin đã được chứng minh trong một số bài báo cáo là một chất có thể thay thế cho bismuth sử dụng để điều trị bệnh loét dạ dày vì có tác dụng bảo vệ chống lại sự tiết axit và pepsin bằng cách che phủ vị trí tổn thương và thúc đẩy tiết chất nhầy.

Nước gừng

Gừng là một loại gia vị phổ biến không thể thiếu trong ẩm Việt Nam và được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền như giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh, cảm lạnh, cảm cúm, ngừa ung thư,...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong gừng có 2 hoạt chất chính có tác dụng chống viêm, chống loét, chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày là axit cinnamic và axit gallic. Nước gừng có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do căng thẳng và ức chế tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của kênh proton trên tế bào thành dạ dày, ức chế sự phát triển của H. pylori và cung cấp khả năng kháng khuẩn.

Nước dừa

Uống nước dừa có thể làm giảm đau dạ dày là do trong nước dừa có chứa acid lauric. Khi vào cơ thể, chất này chuyển thành monolaurin có khả năng kháng khuẩn, giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, một số enzyme trong nước dừa như catalase, dehydrogenase kích thích dạ dày tiết chất nhầy, bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, tránh viêm loét. Đồng thời, nước dừa có tính kiềm nhẹ nên có thể trung hòa một phần acid dịch vị, giúp giảm viêm loét dạ dày.

Giấm táo pha loãng

Giấm táo từ lâu được biết đến là loại thức uống lành mạnh, có hiệu quả trong điều trị chứng trào ngược dạ dày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giấm táo cũng giữ được những enzym có bên trong táo, nhờ đó mang đến công dụng bảo vệ đường ruột khỏi chứng trào ngược dạ dày. Đồng thời, giấm táo còn giúp làm giảm độ pH có bên trong máu, hỗ trợ hệ thống đường ruột có thể chống lại các vi khuẩn gây hại.

Trà hoa cúc

Hoa cúc có tác dụng giải nhiệt, giảm viêm và chống co thắt các cơ ở dạ dày, giúp chữa đau dạ dày rất tốt. Đồng thời, nó còn giúp giảm stress – một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày.

Nghệ mật ong

Củ nghệ đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, loét, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Hoạt chất curcumin trong nghệ đã được chứng minh có khả năng giảm các triệu chứng của viêm dạ dày trong vòng một vài tuần. Curcumin cũng đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị dạ dày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghệ kết hợp với mật ong giúp tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa mà không làm tăng dịch vị dạ dày nên được dùng rộng rãi để giảm cơn đau dạ dày.

Nước ép dứa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Loại trái cây nhiệt đới này có thể làm dịu các vấn đề về dạ dày vì nó có chứa một loại enzyme gọi là bromelain, giúp cơ thể bạn phân hủy protein và hỗ trợ tiêu hóa. Để có một lượng lớn enzyme tiêu hóa, bạn hãy ép lấy nước cốt của quả dứa, chúng chứa nhiều bromelain nhất.

Theo Đời sống
back to top