<p style="text-align: justify;">Trong thời gian này, các tình nguyện viên cung cấp thông tin về thói quen ăn uống cũng như các thông tin y tế liên quan khác, bao gồm tiền sử ung thư. Kết quả cho thấy, có gần 50 nghìn người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng. Dựa trên các thông tin được cung cấp, các nhà khoa học đã phát hiện các sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng thấp lại có nguy cơ gây ung thư cao hơn như ung thư đại trực tràng, đường hô hấp trên, dạ dày hay ung thư phổi ở nam giới và ung thư gan, ung thư vú ở nữ giới.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù có ý kiến cho rằng nghiên cứu phân tích dữ liệu tự báo cáo của người tham gia nên có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin tưởng rằng phạm vi nghiên cứu và thông tin thu thập được rất lớn, có thể đưa ra được mối liên hệ giữa dinh dưỡng với ung thư. Chính vì vậy, họ kêu gọi các quốc gia nên thực hiện nghiêm túc việc dán nhãn thực phẩm với các thông tin đầy đủ, chính xác về giá trị dinh dưỡng giúp người tiêu dùng lựa chọn hợp lý sản phẩm.</p> <p style="text-align: justify;"><i>(Theo MNT, 2018)</i>)</p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>