Thủ tướng yêu cầu kích thích kinh tế mạnh mẽ

Thủ tướng nhấn mạnh không được chủ quan trước dịch bệnh nhưng cũng lưu ý không thể đóng cửa, không lo sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

<div> <p>Chủ tr&igrave; phi&ecirc;n họp <span>Ch&iacute;nh phủ</span> thường kỳ th&aacute;ng 8 s&aacute;ng 4/9, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c khẳng định đến nay, ch&uacute;ng ta đ&atilde; kiểm so&aacute;t tốt t&igrave;nh h&igrave;nh dịch Covid-19 trong khi tr&ecirc;n thế giới dịch vẫn diễn biến phức tạp.</p> <p>Qu&aacute;n triệt tư tưởng kh&ocirc;ng được chủ quan trước dịch bệnh, người đứng đầu Ch&iacute;nh phủ cho rằng cũng kh&ocirc;ng thể đ&oacute;ng cửa, kh&ocirc;ng lo sản xuất kinh doanh v&agrave; việc l&agrave;m cho người lao động.</p> <h3>K&iacute;ch th&iacute;ch kinh tế, chăm lo việc l&agrave;m</h3> <p>Tại phi&ecirc;n họp, Thủ tướng đề nghị c&aacute;c th&agrave;nh vi&ecirc;n Ch&iacute;nh phủ thảo luận về c&aacute;c tồn tại, kh&oacute; khăn, cần tập trung chỉ đạo khắc phục. Điển h&igrave;nh như việc sản xuất c&ocirc;ng nghiệp tiếp tục gặp kh&oacute; khăn, hoạt động thương mại v&agrave; dịch vụ th&aacute;ng 8 c&oacute; xu hướng giảm do dịch Covid-19 quay trở lại. Tr&ecirc;n g&oacute;c độ chung, sản xuất kinh doanh c&ograve;n gặp kh&oacute; khăn, nguy cơ nhiều việc l&agrave;m bị mất, nhất l&agrave; ở khu vực đ&ocirc; thị.</p> <p>Theo Thủ tướng, thực tế đ&oacute; đ&ograve;i hỏi ch&uacute;ng ta phải sớm c&oacute; giải ph&aacute;p hỗ trợ ph&ugrave; hợp.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="kich thich manh me kinh te trong boi canh dich Covid-19 anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/04/64/znews-photo-zadn-vn_29.7.2020_ttg_.jpg" title="kích thích mạnh mẽ kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c cho rằng cần cải c&aacute;ch h&agrave;nh ch&iacute;nh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để huy động c&aacute;c nguồn lực x&atilde; hội, g&oacute;p phần tạo động lực ph&aacute;t triển. Ảnh: <em>VGP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>&Ocirc;ng đề nghị c&aacute;c th&agrave;nh vi&ecirc;n Ch&iacute;nh phủ tập trung thảo luận c&aacute;c giải ph&aacute;p, chương tr&igrave;nh, kế hoạch h&agrave;nh động cụ thể trong 4 th&aacute;ng c&ograve;n lại để phấn đấu kh&ocirc;ng chỉ tăng trưởng dương m&agrave; c&ograve;n đạt con số cần thiết, giữ được c&aacute;c c&acirc;n đối lớn, giữ ổn định đời sống nh&acirc;n d&acirc;n.</p> <p>Thủ tướng y&ecirc;u cầu b&agrave;n về ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho c&aacute;c khu vực kinh tế Nh&agrave; nước, doanh nghiệp tư nh&acirc;n, FDI, hợp t&aacute;c x&atilde;, hộ kinh doanh c&aacute; thể.</p> <p>Vấn đề ch&iacute;nh s&aacute;ch tiếp tục thu h&uacute;t đầu tư, th&aacute;o gỡ kh&oacute; khăn cho doanh nghiệp, người d&acirc;n cũng được Thủ tướng lưu t&acirc;m. &Ocirc;ng cho rằng cần cải c&aacute;ch h&agrave;nh ch&iacute;nh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để huy động c&aacute;c nguồn lực x&atilde; hội, g&oacute;p phần tạo động lực ph&aacute;t triển.</p> <p>Nhắc lại tinh thần quyết t&acirc;m thực hiện mục ti&ecirc;u k&eacute;p, vừa quyết liệt ph&ograve;ng chống dịch, vừa tập trung phục hồi ph&aacute;t triển kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh phải k&iacute;ch th&iacute;ch kinh tế mạnh mẽ, đồng thời cả ph&iacute;a cung v&agrave; ph&iacute;a cầu v&igrave; cung v&agrave; cầu hiện nay c&ograve;n yếu.</p> <p>C&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch kinh tế, đặc biệt l&agrave; ch&iacute;nh s&aacute;ch t&agrave;i kh&oacute;a, tiền tệ phải ph&aacute;t huy hiệu quả hơn nữa đối với ti&ecirc;u d&ugrave;ng, đầu tư, xuất khẩu, đồng thời th&uacute;c đẩy đổi mới khoa học c&ocirc;ng nghệ, đổi mới s&aacute;ng tạo, năng cao năng suất, sức cạnh tranh, &aacute;p dụng những m&ocirc; h&igrave;nh, phương thức mới đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu ph&aacute;t triển đất nước trong trạng th&aacute;i b&igrave;nh thường mới.</p> <h3>Việt Nam c&oacute; thể tăng trưởng 2-3%</h3> <p>Theo đ&aacute;nh gi&aacute; mới đ&acirc;y của tạp ch&iacute; <em>The Economist</em>, Việt Nam đứng trong top 16 nền kinh tế mới nổi th&agrave;nh c&ocirc;ng nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng c&aacute;ch với c&aacute;c nước ph&aacute;t triển trong dịch Covid-19. Một số định chế t&agrave;i ch&iacute;nh lớn nhận định nếu phấn đấu tốt, Việt Nam c&oacute; thể tăng trưởng 2-3%.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="kich thich manh me kinh te trong boi canh dich Covid-19 anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/04/15/znews-photo-zadn-vn_nqh08740.jpeg" title="kích thích mạnh mẽ kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Phi&ecirc;n họp Ch&iacute;nh phủ thường kỳ th&aacute;ng 8, diễn ra s&aacute;ng 4/9. Ảnh: <em>VGP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>B&aacute;o c&aacute;o của Bộ KH&amp;ĐT cho thấy t&igrave;nh h&igrave;nh th&aacute;ng 8 c&oacute; chuyển biến đ&aacute;ng mừng. Kinh tế vĩ m&ocirc; duy tr&igrave; ổn định. Ch&iacute;nh s&aacute;ch tiền tệ được thực hiện tương đối tốt. CPI th&aacute;ng 8/2020 tăng 0,07% so với th&aacute;ng trước, CPI b&igrave;nh qu&acirc;n 8 th&aacute;ng năm 2020 tăng 3,96% so với c&ugrave;ng kỳ năm trước.</p> <p>Về Kế hoạch ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội năm 2021, Bộ trưởng KH&amp;ĐT <span>Nguyễn Ch&iacute; Dũng</span> dự b&aacute;o nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều th&aacute;ch thức. Đại dịch Covid-19 tr&ecirc;n thế giới tuy c&oacute; dấu hiệu dịu lại nhưng c&ograve;n tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, kh&oacute; lường v&agrave; khả năng cao sẽ k&eacute;o d&agrave;i cả năm 2021.</p> <p>Triển vọng kinh tế to&agrave;n cầu rất kh&oacute; khăn, c&aacute;c nước đối t&aacute;c lớn suy tho&aacute;i, dự b&aacute;o kh&oacute; phục hồi trong ngắn hạn v&agrave; khả năng phục hồi trở lại trạng th&aacute;i trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2-4 năm t&ugrave;y thuộc mức độ t&aacute;c động.</p> <p>Bộ trưởng Nguyễn Ch&iacute; Dũng n&ecirc;u dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7% với mục ti&ecirc;u tổng qu&aacute;t l&agrave; tập trung khắc phục kh&oacute; khăn, kh&ocirc;i phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ th&uacute;c đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh v&agrave; bền vững tr&ecirc;n cơ sở ổn định kinh tế vĩ m&ocirc;, thực hiện c&aacute;c mục ti&ecirc;u ph&aacute;t triển bền vững đến 2030.</p> <p>Song song với đ&oacute;, ph&aacute;t huy mạnh mẽ gi&aacute; trị văn h&oacute;a, con người Việt Nam v&agrave; sức s&aacute;ng tạo của mỗi c&aacute; nh&acirc;n. Từng bước x&acirc;y dựng x&atilde; hội trật tự, kỷ cương, an to&agrave;n, l&agrave;nh mạnh, d&acirc;n chủ, c&ocirc;ng bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống hạnh ph&uacute;c của nh&acirc;n d&acirc;n.</p> <p>Bộ trưởng Nguyễn Ch&iacute; Dũng cũng đề xuất dự kiến x&acirc;y dựng 23 chỉ ti&ecirc;u chủ yếu, tăng về số lượng chỉ ti&ecirc;u so với c&aacute;c năm trước của giai đoạn 2016-2020 (khoảng 12 chỉ ti&ecirc;u) để bảo đảm t&iacute;nh gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa kế hoạch h&agrave;ng năm v&agrave; kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021-2025), tạo thuận lợi v&agrave; gắn kết việc đ&aacute;nh gi&aacute; kế hoạch h&agrave;ng năm với đ&aacute;nh gi&aacute; giữa kỳ v&agrave; 5 năm.</p> <p>Đồng thời, dự kiến x&acirc;y dựng 5 c&acirc;n đối lớn để ph&ugrave; hợp với dự kiến định hướng x&acirc;y dựng c&aacute;c c&acirc;n đối lớn của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 v&agrave; 9 nh&oacute;m nhiệm vụ, giải ph&aacute;p chủ yếu.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
back to top