<div> <p><span>Thủ tướng </span><span>Nguyễn Xuân Phúc vừa</span><span> yêu cầu Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá</span><span> đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) từ Ủy ban Quản lý vốn về trực thuộc Bộ GTVT.</span></p> <p>Thủ tướng yêu cầu 2 cơ quan đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của đề xuất này, báo cáo Thủ tướng <span>Chính phủ</span> phương án sắp xếp vào đầu tháng 3.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Thu tuong yeu cau danh gia viec nhap Tong cong ty Duong sat ve Bo GTVT hinh anh 1 tau_cau_binh_loi_5_zing.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/12/tau_cau_binh_loi_5_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Ảnh minh họa: <em>Lê Quân.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Trước đó, một số</span><span> chuyên gia và Đại biểu Quốc hội có nêu ý kiến</span><span> về việc điều chuyển trên để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của doanh nghiệp.</span></p> <p>VNR vốn là doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT. Cách đây 2 năm, Tổng công ty này được chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng với hàng loạt đơn vị khác như Vietnam Airlines, ACV, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam...</p> <p>Kể từ khi rời xa bộ chủ quản, VNR gặp rất nhiều khó khăn do không được giao dự toán thu chi ngân sách để quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt,<span> không được tiếp tục giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng sử dụng vốn đầu tư công.</span></p> </div> <p> </p>