<div> <p>Hội nghị cấp cao đặc biệt của ASEAN được tổ chức tại Jakarta vào ngày 24/4 tới, trong đó các nhà lãnh đạo của khối sẽ bàn về tình hình ở Myanmar. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan ông Tanee Sangrat đã tiết lộ, người đứng đầu quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hliang cùng một số nhà lãnh đạo của các nước ASEAN đã xác nhận tới Indonesia để cùng tìm một giải pháp tháo gỡ tình hình.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center"> <div> <article> <div><picture><img alt="Thủ tướng Prayut Chan-ocha. Ảnh: AP" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/20/media-vov-vn_prayuth_chanocha.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Thủ tướng Prayut Chan-ocha. Ảnh: AP</figcaption> </figure> <p>Phía Thái Lan hiện tại không nêu chi tiết quyết định không tham dự của Thủ tướng Prayut Chan-ocha, nhất là trong hoàn cảnh Thái Lan là nước láng giềng của Myanmar, hai nước chia sẻ đường biên giới hơn 2.400 km và thường xuyên có người dân Myanmar chạy qua biên giới sau các cuộc đụng độ với quân đội. Thủ tướng Prayut lên nắm quyền tại Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014 sau đó tiếp tục nắm quyền thông qua cuộc bầu cử dân sự vào năm 2019.</p> <p>Liên quan tới tình hình tại Myanmar, chính phủ lưu vong ủng hộ bà San Suu Kyi đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN đồng ý cho họ tham dự hội nghị. Kể từ cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar hồi đầu tháng 2, đã có hơn 700 người thiệt mạng và tình hình tại quốc gia Đông Nam Á này vẫn đang cực kỳ căng thẳng./.</p> </div> <p> </p>