Thủ tướng Nhật thăm chính thức Việt Nam từ 18 đến 20/10

Chuyến thăm của Thủ tướng Suga cho thấy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục phát triển tốt đẹp kể từ khi được thiết lập vào tháng 3/2014.

<div> <p>Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c v&agrave; phu nh&acirc;n, Thủ tướng <span>Nhật Bản</span> Suga Yoshihide v&agrave; phu nh&acirc;n sẽ thăm ch&iacute;nh thức Việt Nam từ ng&agrave;y 18 đến ng&agrave;y 20/10, th&ocirc;ng c&aacute;o của Bộ Ngoại giao Việt Nam h&ocirc;m 16/10 cho hay.</p> <p>Trước đ&oacute;, Văn ph&ograve;ng Thủ tướng Nhật Bản đ&atilde; x&aacute;c nhận chuyến thăm. Việt Nam sẽ l&agrave; một trong hai điểm đến của &ocirc;ng Suga, c&ugrave;ng với <span>Indonesia</span>, trong chuyến c&ocirc;ng du nước ngo&agrave;i đầu ti&ecirc;n sau khi &ocirc;ng nhậm chức hồi giữa th&aacute;ng 9.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="thu tuong nhat ban tham chinh thuc viet nam anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/16/znews-photo-zadn-vn_https_s3_ap_northeast_1.amazonaws.com_psh_ex_ftnikkei_3937bb4_images_4_9_2_8_29098294_1_eng_gb_a61i0230__1.jpg" title="thủ tướng nhật bản thăm chính thức việt năm ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption default-caption"> <p>Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Ảnh: <em>Nikkei.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>&Ocirc;ng Suga trở th&agrave;nh l&atilde;nh đạo mới của Nhật Bản sau khi người tiền nhiệm Shinzo Abe bất ngờ từ chức v&igrave; vấn đề sức khỏe hồi cuối th&aacute;ng 8. Trước đ&oacute;, &ocirc;ng Suga l&agrave; ch&aacute;nh văn ph&ograve;ng nội c&aacute;c v&agrave; được xem l&agrave; c&aacute;nh tay phải của Thủ tướng Abe.</p> <p>Việc t&acirc;n thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam cho chuyến c&ocirc;ng du đầu ti&ecirc;n sau khi nhậm chức l&agrave; bằng chứng thể hiện quan hệ đối t&aacute;c chiến lược s&acirc;u rộng giữa hai nước tiếp tục ph&aacute;t triển tốt đẹp kể từ khi được thiết lập v&agrave;o th&aacute;ng 3/2014.</p> <p>Trong những năm gần đ&acirc;y, quan hệ Việt Nam v&agrave; Nhật Bản ph&aacute;t triển nhanh ch&oacute;ng. Nhật Bản l&agrave; nước G-7 đầu ti&ecirc;n đ&oacute;n tổng b&iacute; thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu ti&ecirc;n thiết lập quan hệ đối t&aacute;c chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G-7 đầu ti&ecirc;n mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 mở rộng (năm 2016), theo t&agrave;i liệu của Bộ Ngoại giao.</p> <p>Nhật Bản cũng l&agrave; đối t&aacute;c kinh tế quan trọng h&agrave;ng đầu của Việt Nam v&agrave; l&agrave; nước G-7 đầu ti&ecirc;n c&ocirc;ng nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011). Nhật Bản l&agrave; nước t&agrave;i trợ ODA lớn nhất, nh&agrave; đầu tư lớn thứ hai (t&iacute;nh theo số lũy kế), đối t&aacute;c du lịch lớn thứ ba, đối t&aacute;c thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.</p> <p>Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản c&oacute; khoảng 430.000 người, theo số liệu của Bộ C&ocirc;ng an. Người Việt hiện sinh sống, l&agrave;m việc v&agrave; học tập tr&ecirc;n khắp 47 tỉnh, th&agrave;nh phố trực thuộc trung ương của Nhật Bản, trong đ&oacute; chủ yếu tập trung tại Tokyo (gần 40.000 người) v&agrave; c&aacute;c tỉnh Aichi, Osaka, Saitama v&agrave; Chiba.</p> <p>Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 đ&atilde; khiến hai nước đ&atilde; phải hủy/ho&atilde;n một số hoạt động đối ngoại, đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute; l&agrave; chuyến thăm ch&iacute;nh thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ng&acirc;n (dự kiến 15-20/3). Tuy nhi&ecirc;n, hai nước vẫn duy tr&igrave; trao đổi cấp cao v&agrave; c&aacute;c cấp bằng nhiều h&igrave;nh thức.</p> <p>Hồi th&aacute;ng 6, Ch&iacute;nh phủ hai nước ra th&ocirc;ng c&aacute;o về việc Việt Nam v&agrave; Nhật Bản nhất tr&iacute; sẽ từng bước, từng phần nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai nước.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
back to top