Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 ASEAN

Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết quy mô GDP Việt Nam tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Năm 2020 kinh tế Việt Nam có thể đứng thứ 4 ASEAN.

<div> <p>S&aacute;ng nay (20/10), Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c b&aacute;o c&aacute;o t&igrave;nh h&igrave;nh thực hiện kế hoạch ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội năm 2020 v&agrave; 5 năm 2016 &ndash; 2020, dự kiến kế hoạch năm 2021 v&agrave; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025.</p> <p><strong>GDP tăng trưởng dương &quot;bất chấp&quot; đại dịch</strong></p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam vượt Singapore, đứng thứ 4 ASEAN - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/20/icdn-dantri-com-vn_img-0360-1603164476686.jpg" title="Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam vượt Singapore, đứng thứ 4 ASEAN - 1" /> <figcaption> <p>Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c b&aacute;o c&aacute;o t&igrave;nh h&igrave;nh thực hiện kế hoạch ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội năm 2020 v&agrave; 5 năm 2016 &ndash; 2020, dự kiến kế hoạch năm 2021 v&agrave; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025&nbsp;</p> </figcaption> </figure> <p>Người đứng đầu Ch&iacute;nh phủ cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đ&atilde; xuất hiện v&agrave; b&ugrave;ng ph&aacute;t tr&ecirc;n phạm vi to&agrave;n cầu, ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả c&aacute;c lĩnh vực, dẫn đến t&igrave;nh trạng suy tho&aacute;i kinh tế thế giới nghi&ecirc;m trọng nhất kể từ sau đại khủng hoảng 1929 - 1933.</p> <p>Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đ&atilde; t&aacute;c động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống x&atilde; hội; sản xuất kinh doanh bị đ&igrave;nh trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn h&oacute;a, x&atilde; hội bị ảnh hưởng nghi&ecirc;m trọng; h&agrave;ng triệu lao động thiếu, mất việc l&agrave;m, giảm s&acirc;u thu nhập.</p> <p>Theo Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c cho, kinh tế vĩ m&ocirc; ổn định, lạm ph&aacute;t được kiểm so&aacute;t ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được n&acirc;ng l&ecirc;n, c&aacute;c c&acirc;n đối lớn của nền kinh tế được cải thiện.</p> <p>Thủ tướng th&ocirc;ng tin: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 đạt kh&aacute; cao, b&igrave;nh qu&acirc;n 6,8%/năm. Năm 2020, mặc d&ugrave; chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 th&aacute;ng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%; l&agrave; một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực v&agrave; tr&ecirc;n thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt c&aacute;c cơ hội v&agrave; khả năng đa dạng ho&aacute;, th&iacute;ch ứng linh hoạt của nền kinh tế.</p> <p>&quot;Quy m&ocirc; GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2020 Việt Nam c&oacute; thể trở th&agrave;nh nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN; GDP b&igrave;nh qu&acirc;n đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD&quot; - Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c n&ecirc;u r&otilde;.</p> <p>Năng suất lao động được cải thiện r&otilde; n&eacute;t, b&igrave;nh qu&acirc;n giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) v&agrave; vượt mục ti&ecirc;u đề ra (5%). Đ&oacute;ng g&oacute;p của năng suất c&aacute;c nh&acirc;n tố tổng hợp (TFP) b&igrave;nh qu&acirc;n 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục ti&ecirc;u đề ra l&agrave; 30 - 35%).</p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam vượt Singapore, đứng thứ 4 ASEAN - 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/20/icdn-dantri-com-vn_img-0361-1603164477171.jpg" title="Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam vượt Singapore, đứng thứ 4 ASEAN - 2" /> <figcaption>Phi&ecirc;n họp Quốc hội đầu ti&ecirc;n của kỳ họp thứ 10, s&aacute;ng 20/10</figcaption> </figure> <p>Thủ tướng cho hay, m&ocirc; h&igrave;nh tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều s&acirc;u, giảm dần sự phụ thuộc v&agrave;o khai th&aacute;c t&agrave;i nguy&ecirc;n, xuất khẩu th&ocirc;, lao động gi&aacute; rẻ, mở rộng t&iacute;n dụng&hellip;, từng bước chuyển sang dựa v&agrave;o ứng dụng khoa học, c&ocirc;ng nghệ v&agrave; đổi mới s&aacute;ng tạo.</p> <p>Chỉ số gi&aacute; ti&ecirc;u d&ugrave;ng (CPI) giảm từ 18,6% năm 2011 xuống c&ograve;n dưới 4% trong giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ gi&aacute;, thị trường ngoại hối kh&aacute; ổn định; l&atilde;i suất c&oacute; xu hướng giảm dần; c&aacute;n c&acirc;n thanh to&aacute;n thặng dư, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục; hệ số t&iacute;n nhiệm quốc gia được cải thiện. Kỷ cương, kỷ luật t&agrave;i ch&iacute;nh - ng&acirc;n s&aacute;ch Nh&agrave; nước (NSNN) được tăng cường; cơ cấu lại NSNN đạt kết quả t&iacute;ch cực, tỷ trọng thu nội địa tăng l&ecirc;n 81,6% (giai đoạn 2011 - 2015 l&agrave; 68,7%); tỷ trọng chi đầu tư ph&aacute;t triển tăng l&ecirc;n 27 - 28%, tỷ trọng chi thường xuy&ecirc;n giảm c&ograve;n 62 - 63%. Bội chi NSNN v&agrave; nợ c&ocirc;ng được kiểm so&aacute;t, giảm so với giai đoạn trước.</p> <p>Tổng vốn đầu tư to&agrave;n x&atilde; hội so với GDP đạt khoảng 33,4%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 1,7 lần, năm 2020 đạt khoảng 535 tỷ USD trong bối cảnh thương mại quốc tế giảm mạnh. Trong đ&oacute;, điểm s&aacute;ng l&agrave; xuất khẩu của khu vực trong nước tăng mạnh, 9 th&aacute;ng năm 2020 tăng tr&ecirc;n 20%; xuất si&ecirc;u 5 năm li&ecirc;n tiếp.</p> <p><strong>Việt Nam đứng đầu nh&oacute;m 29 quốc gia c&ugrave;ng thu nhập</strong></p> <p>Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c khẳng định: &quot;Chỉ số đổi mới s&aacute;ng tạo to&agrave;n cầu (GII) của Việt Nam năm 2020 xếp thứ 42/131, đứng đầu nh&oacute;m 29 quốc gia, nền kinh tế c&ugrave;ng mức thu nhập&quot;.</p> <p>Người&nbsp;đứng đầu Ch&iacute;nh phủ cho biết, nằm trong khu vực Ch&acirc;u &Aacute; - Th&aacute;i B&igrave;nh Dương năng động với vị tr&iacute; chiến lược quan trọng, Việt Nam được đ&aacute;nh gi&aacute; l&agrave; nước đang ph&aacute;t triển đầy tiềm năng, c&oacute; thị trường gần 100 triệu d&acirc;n với thu nhập ng&agrave;y c&agrave;ng tăng, lực lượng lao động dồi d&agrave;o với cơ cấu d&acirc;n số v&agrave;ng; c&oacute; kh&ocirc;ng gian ph&aacute;t triển rộng mở với 13 hiệp định thương mại tự do đ&atilde; k&yacute; kết.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, Việt Nam cũng c&oacute; nguy cơ rơi v&agrave;o &quot;bẫy&quot; thu nhập trung b&igrave;nh v&agrave; tụt hậu hiện hữu; nguồn lực c&ograve;n hạn hẹp trong khi phải đ&aacute;p ứng c&ugrave;ng l&uacute;c c&aacute;c y&ecirc;u cầu rất lớn cho đầu tư ph&aacute;t triển, bảo đảm an sinh x&atilde; hội, củng cố quốc ph&ograve;ng, an ninh... T&aacute;c động, ảnh hưởng của thi&ecirc;n tai, dịch bệnh, biến đổi kh&iacute; hậu ng&agrave;y c&agrave;ng nghi&ecirc;m trọng.</p> <p>Trong bối cảnh đ&oacute;, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới tư duy ph&aacute;t triển, h&agrave;nh động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua kh&oacute; khăn, biến th&aacute;ch thức th&agrave;nh cơ hội, tận dụng tốt c&aacute;c th&agrave;nh tựu của cuộc C&aacute;ch mạng c&ocirc;ng nghiệp lần thứ tư v&agrave; xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự ph&aacute;t triển c&aacute;c m&ocirc; h&igrave;nh kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, ti&ecirc;u d&ugrave;ng v&agrave; giao tiếp tr&ecirc;n to&agrave;n cầu&hellip; để đưa đất nước vươn l&ecirc;n mạnh mẽ, thu hẹp khoảng c&aacute;ch ph&aacute;t triển.</p> <p>Việt Nam nỗ lực phấn đấu thực hiện th&agrave;nh c&ocirc;ng to&agrave;n diện c&aacute;c mục ti&ecirc;u, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện c&aacute;c mục ti&ecirc;u, định hướng chiến lược ph&aacute;t triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới v&agrave; hiện thực ho&aacute; kh&aacute;t vọng ph&aacute;t triển về tầm nh&igrave;n đến năm 2045 đưa Việt Nam trở th&agrave;nh nước ph&aacute;t triển, thu nhập cao theo tinh thần c&aacute;c Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.</p> <p><strong>Tr&igrave;nh Quốc hội 12 chỉ ti&ecirc;u ph&aacute;t triển&nbsp;</strong></p> <p>Về mục ti&ecirc;u tổng qu&aacute;t giai đoạn 2021 - 2025 v&agrave; năm 2021, Thủ tướng nhấn mạnh ph&aacute;t triển nhanh v&agrave; bền vững tr&ecirc;n cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ m&ocirc;, đẩy mạnh thực hiện c&aacute;c đột ph&aacute; chiến lược v&agrave; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới m&ocirc; h&igrave;nh tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học, c&ocirc;ng nghệ v&agrave; đổi mới s&aacute;ng tạo, n&acirc;ng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả v&agrave; sức cạnh tranh. Phấn đấu đến năm 2025 l&agrave; nước đang ph&aacute;t triển c&oacute; c&ocirc;ng nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung b&igrave;nh thấp.</p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam vượt Singapore, đứng thứ 4 ASEAN - 4" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/20/icdn-dantri-com-vn_img-0359-1603164477969.jpg" title="Thủ tướng: Năm 2020 kinh tế Việt Nam vượt Singapore, đứng thứ 4 ASEAN - 4" /> <figcaption> <p>Thủ tướng b&aacute;o c&aacute;o về mục ti&ecirc;u tổng qu&aacute;t, trong đ&oacute; phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam l&agrave; nước đang ph&aacute;t triển c&oacute; c&ocirc;ng nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung b&igrave;nh thấp.</p> </figcaption> </figure> <p>Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ tr&igrave;nh Quốc hội 12 chỉ ti&ecirc;u chủ yếu về c&aacute;c lĩnh vực kinh tế, x&atilde; hội, m&ocirc;i trường trong kế hoạch ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội năm 2021; trong đ&oacute;: GDP tăng khoảng 6%; CPI b&igrave;nh qu&acirc;n khoảng 4%; TFP v&agrave;o tăng trưởng khoảng 45 - 47%; năng suất lao động x&atilde; hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đ&agrave;o tạo khoảng 66%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%; tỷ lệ hộ ngh&egrave;o theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%...</p> <p>Trong giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến c&oacute; 15 chỉ ti&ecirc;u chủ yếu, trong đ&oacute; tốc độ tăng trưởng GDP b&igrave;nh qu&acirc;n khoảng 6,5 - 7%; đến năm 2025, GDP b&igrave;nh qu&acirc;n đầu người đạt 4.700 - 5.000 USD; tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; tỷ trọng đ&oacute;ng g&oacute;p của TFP v&agrave;o tăng trưởng khoảng 45%; năng suất lao động tăng b&igrave;nh qu&acirc;n tr&ecirc;n 6,5%/năm; tỷ lệ lao động qua đ&agrave;o tạo đến năm 2025 l&agrave; 70%; tỷ lệ hộ ngh&egrave;o theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm/năm; tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%...</p> </div>

Theo dantri.com.vn
back to top