Trước khi bệnh nhân ung thư trải qua liệu pháp tế bào T được thiết kế để tấn công các khối u ung thư, toàn bộ hệ thống miễn dịch của bệnh nhân phải bị phá hủy bằng hóa trị hoặc xạ trị. Các tác dụng phụ độc hại kéo dài là buồn nôn, cực kỳ mệt mỏi và rụng tóc.
Một nhóm nghiên cứu, do GS, Bác sĩ Anusha Kalbasi của Đại học California, Los Angeles (UCLA) phối hợp với các nhà khoa học từ Stanford và Đại học Pennsylvania, đã chứng minh được một thụ thể IL-9 tổng hợp cho phép các tế bào T chống ung thư thực hiện công việc mà không cần hóa trị liệu hoặc bức xạ.
Theo báo cáo khoa học, đăng trên tạp chí Nature, tế bào T, thiết kế với thụ thể IL-9 tổng hợp trong phòng thí nghiệm của TS Christopher Garcia tại Stanford có khả năng chống lại các khối u ở chuột.
TS Kalbasi cho biết, khi các tế bào T phát tín hiệu thông qua thụ thể IL-9 tổng hợp, những tế bào này có được các chức năng mới giúp không chỉ vượt qua hệ thống miễn dịch hiện có mà còn tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn. Bệnh nhân ung thư đang phải vật lộn với hóa trị độc hại chỉ để xóa sạch hệ thống miễn dịch hiện có, để liệu pháp tế bào T có thể có cơ hội tấn công ung thư. Nhưng với công nghệ này, có thể thực hiện liệu pháp tế bào T mà không cần phải xóa hệ thống miễn dịch trước đó.
Kalbasi là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Toàn diện UCLA Jonsson, PGS về ung thư bức xạ tại Trường Y David Geffen tại UCLA, thực hiện nghiên cứu này dưới sự cố vấn của Bác sĩ, TS Antoni Ribas, một điều tra viên cao cấp về nghiên cứu. Nghiên cứu có sự tham gia của TS Bác sĩ Mikko Siurala thuộc phòng thí nghiệm Carl June, tại Penn và TS Leon L. Su thuộc phòng thí nghiệm Garcia Lab tại Stanford. TS Ribas nói:
Phát hiện này mở ra một cơ hội có thể cung cấp các tế bào T giống như truyền máu.
Tế bào T sát thủ bao quanh một tế bào ung thư (Nguồn ảnh: Viện Y tế Quốc gia Mỹ)
TS Ribas và TS Garcia cùng hợp tác trong một bài báo xuất bản năm 2018 tập trung vào khái niệm, một phiên bản tổng hợp của interleukin-2 (IL-2), cytokine tăng trưởng tế bào T quan trọng có thể được sử dụng để kích thích tế bào T, được thiết kế với một thụ thể tổng hợp phù hợp cho IL-2 tổng hợp.
Sử dụng hệ thống này, có thể điều khiển đươc các tế bào T ngay cả khi đã được đưa vào bệnh nhân, bằng cách điều trị bệnh nhân bằng cytokine tổng hợp (không có tác dụng lên những tế bào khác trong cơ thể). Bị lôi cuốn bởi kết quả này, TS Kalbasi và đồng nghiệp bắt đầu thử nghiệm các phiên bản sửa đổi của thụ thể tổng hợp truyền tín hiệu cytokine khác từ họ chuỗi gamma chung: IL-4, -7, -9 và -21.
Trong số các tín hiệu chuỗi gamma chung tổng hợp, tín hiệu IL-9 có những dấu hiệu cần xem xét kỹ lưỡng hơn, không giống như các cytokine chuỗi gamma thông thường khác, tín hiệu IL-9 thường không hoạt động tự nhiên trong các tế bào T thường gặp.
Tín hiệu IL-9 tổng hợp khiến các tế bào T có được sự kết hợp độc đáo các phẩm chất của tế bào gốc và sát thủ, khiến các tế bào T trở nên mạnh mẽ hơn chống lại các khối u. Trong thử nghiệm những mô hình động vật ung thư, nhóm nghiên cứu chữa khỏi hơn một nửa số chuột bị ung thư, điều trị bằng tế bào T tổng hợp thụ thể IL-9."
Liệu pháp này được chứng minh là có hiệu quả chống ung thư với mô hình động vật. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm 2 loại mô hình ung thư khó điều trị ở chuột - ung thư tuyến tụy và khối u ác tính và sử dụng các tế bào T tấn công các tế bào ung thư thông qua thụ thể tế bào T tự nhiên hoặc thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR). Liệu pháp này cũng hiệu quả dù tiêm cytokine cho cả con chuột hay trực tiếp vào khối u. Trong mọi trường hợp, các tế bào T được thiết kế với tín hiệu thụ thể IL-9 tổng hợp đều vượt trội và chữa khỏi một số khối u ở chuột ngay cả khi không thể chữa được bằng liệu pháp thông thường.