Cuộc sống hiện đại có quá nhiều áp lực làm cho bạn luôn bận rộn. Đây cũng là lý do khiến nhiều người ăn uống không đúng giờ, không chăm sóc bữa ăn an toàn, tạo ra nguy cơ mắc bệnh dạ dày ngày càng cao.
"Thời điểm vàng" để chăm sóc tốt nhất cho dạ dày trong ngày. Ảnh minh họa |
Dưới đây là thời gian biểu mẫu chuẩn mực nhất để chăm sóc dạ dày trong ngày, bạn có thể tham khảo và tìm ra cho mình phương pháp phù hợp tốt nhất.
7h: Thời khắc vàng để uống nước ấm
Đây là thời khắc "vàng" để bạn uống nước, vì có thể làm ẩm miệng, thực quản, niêm mạc dạ dày, làm sạch chất nhầy trong hệ tiêu hóa, làm loãng dịch mật, thúc đẩy nhu động ruột, sẵn sàng để ăn bữa sáng.
Chút nước ấm này còn có thể bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên tùy nhu cầu, bạn không cần uống quá nhiều, chỉ khoảng 100ml để không làm loãng axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Tuyệt đối không nên uống nước lạnh để tránh kích ứng dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể giả nhai 100 cái để luyện tập cơ vùng miệng, tạo nước bọt, nuốt nước bọt, hỗ trợ trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa.
7h30: Thời điểm ăn sáng, tuyệt đối không được bỏ bữa
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bạn có thói quen bỏ bữa sáng trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, loét tá tràng đồng thời khiến lượng đường trong máu thấp, mất trí nhớ, tăng nguy cơ sỏi mật...
Ảnh minh họa |
Và một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng nên bao gồm ngũ cốc, sữa, thịt, các sản phẩm đậu nành, trái cây và rau quả. Ngoài ra, ăn sáng không nên ăn thức ăn cay, để không làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày. Nên ăn với tốc độ vừa phải, nếu thời gian cho phép, có thể kéo dài từ 20 đến 30 phút.
10h: Vận động giữa giờ, đứng lên đi lại một chút
Đây là quãng thời gian cao điểm dạ dày tiêu hóa thức ăn sáng, nếu ngừng công việc, đứng lên đi lại một chút sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tinh thần thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp cho cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
Ảnh minh họa |
Cách chăm sóc tốt hơn nữa là uống thêm nước hoặc ăn trái cây để bổ sung thêm độ ẩm và vitamin, làm loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, trao đổi chất, bài tiết chất thải.
11h30: Bữa trưa bổ sung protein
Bữa trưa nên chú ý cần thêm protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt nạc, cá, sản phẩm từ đậu nành. Mùa đông, bạn có thể ăn một chút súp trước bữa trưa, rất tốt cho tiêu hóa.
Sau bữa ăn, bạn nên đứng dậy và đi lại một lát, đừng ngồi ghế hoặc ngồi xổm, tránh lực tác động lên vùng bụng, gây trào ngược dạ dày. Ngay sau bữa ăn, không nên đi bộ nhanh hoặc chạy.
13h: Chợp mắt một giấc hỗ trợ tiêu hóa
Nếu có thời gian, tốt nhất là nên ngủ một giấc ngủ ngắn, chừng 30 phút, giúp não tuần hoàn máu tốt, tạo điều kiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Nhưng tốt nhất là không chợp mắt trên bàn, như vậy sẽ gây đầy hơi
17h30: Bữa tối thanh đạm
Bữa tối không cần quá no, chỉ cần ăn tương đối, khoảng 7/10 độ no là được, nên ăn các loại ngũ cốc và rau tươi. Bởi vì sau bữa tối, khi bạn đi ngủ, tim sẽ đập nhiều hơn so với ban ngày và tuần hoàn máu chậm, tuần hoàn dạ dày cũng chậm lại, nếu ăn nhiều chất béo, thực phẩm có hàm lượng calo cao sẽ khiến lượng máu cao, máu chảy chậm hơn, dẫn đến chứng khó tiêu, béo phì, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Ảnh minh họa |
Ngũ cốc và rau quả không chỉ giúp ngăn chặn chất béo trong máu cao, mà còn tăng lượng vitamin, thúc đẩy tuần hoàn đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
19h: Đi dạo nhẹ nhàng
Dù mệt thế nào, cũng không nên nằm ngay sau khi ăn. Hãy vận động nhẹ nhàng để dạ dày có cơ hội tiêu hóa thức ăn thuận lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong vòng nửa giờ sau bữa ăn thì tốt nhất không nên tập thể dục vất vả.
Hai chuyên gia trên cũng khuyên rằng, không có cách nào tốt hơn là bạn hãy tập cho mình một thói quen duy trì thời gian biểu này và làm việc có nguyên tắc kỷ luật. Có như vậy thì cơ thể mới duy trì được nhịp sinh học, sửa chữa hỏng hóc và tái tạo sức khỏe.