1. Rối loạn chức năng: Thường từ 15 - 45 tuổi, triệu chứng đau do rách bao xơ hoặc tổn thương diện khớp phía sau. Như trên hình 2: Đĩa đệm mất nước, gây thoái hoá, xẹp nhẹ hoặc rách bao xơ đĩa đệm. Thường giai đoạn này đáp ứng rất rất tốt với điều trị bảo tồn.
Đĩa đệm nhận dinh dưỡng từ sụn tận, trải qua thời gian, những mạch nuôi dần bị xơ hoá, canxi hoá, đĩa đệm không còn được nuôi dưỡng thường xuyên, và quá trình thoái hoá diễn ra. |
2. Mất vững: Thường từ 35 - 70 tuổi, tổn thương thoái hóa/thoát vị gây mất chức năng đàn hồi của đĩa đệm, kèm theo sự phì đại diện khớp và dây chằng dẫn đến sự cốt hoá tại đĩa đệm, diện khớp tiến triển lên giai đoạn 3. Như hình 3: Phình đĩa đệm gây triệu chứng đau khi ở tư thế đứng, khiến cột sống luôn có xu thế cúi về phía trước (tư thế chống đau). Tiến triển nặng hơn đó là hình số 4: Thoát vị đĩa đệm, là nhân nhày dịch chuyển hẳn ra ngoài bao xơ đĩa đệm, hoặc dần mất nước hoàn toàn gây ra hình số 5: Xẹp đĩa đệm.
Quá trình thoái hóa của đĩa đệm. |
Cốt hoá: Quanh lứa tuổi 60, diện khớp phì đại, cốt hoá đĩa đệm gây dính cột sống và làm hẹp ống sống. Hình 6: Khoảng gian đĩa canxi hoá kèm thoái hoá mỏ xương và phì đại diện khớp gây hẹp ống sống.
Như vậy, bất kỳ các hình thái nào của thoái hoá đĩa đệm đều không được phép gọi là thoát vị đĩa đệm. Bản chất của thoái hoá là sự già đi của cột sống, già nhanh hay chậm là do chúng ta giữ gìn mà thôi.
Kể cả khi thoát vị đĩa đệm , cũng chỉ có 5 - 7% có chỉ định phẫu thuật, bao gồm cả những trường hợp sau 4 - 6 tuần điều tri bảo tồn thất bại. Vì vậy, chả có lý do gì khiến chúng ta trì hoãn việc đi khám, đừng nên vội vàng áp dụng những biện pháp thiếu tính khoa học.
ThS.BS Trần Trung Kiên (Khoa Phẫu thuật thần kinh – Cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)