<div> <p>Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi khiến sản lượng thịt lợn năm 2019 giảm khoảng 200.000-380.000 tấn, tương đương 7-10% so với năm 2018.</p> <p>Về nguồn cung thịt lợn, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết lượng nhập khẩu thịt trong tháng 10-11/2019 tăng mạnh do nhu cầu lớn vào dịp cuối năm và giáp Tết Nguyên đán.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Thit lon My, Phap nhap ve Viet Nam gia 26.000 dong/kg hinh anh 1 9B8BCA07_1.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/05/9b8bca07_1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Theo Cục Thú y, số lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019 là 5,96 triệu con, với tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn. Ảnh:<em> Hội chăn nuôi Việt Nam. </em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Riêng trong tháng 11/2019, lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 15.000 tấn với kim ngạch <abbr class="rate-usd">15,9 triệu USD</abbr>, tăng 164% về lượng và 113% về kim ngạch so với tháng 11/2018. Tính chung trong 11 tháng đầu 2019, nhập khẩu thịt lợn của nước ta đạt hơn 111.000 tấn với kim ngạch <abbr class="rate-usd">124 triệu USD</abbr>, tăng 108% về lượng so với 2018.</p> <p>Theo đó, cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương… từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Ba Lan, Đức, Pháp, Mỹ hay Hà Lan.</p> <p>Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 11 tháng năm 2019 là <abbr class="rate-usd">1.117 USD</abbr>/tấn, tương đương 25.950-26.000 đồng/kg. Thịt lợn nhập khẩu khi đưa ra thị trường phải chịu nhiều mức thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng 5%, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh...) nên bán ra phổ biến 33.000-35.000 đồng/kg.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Thit lon My, Phap nhap ve Viet Nam gia 26.000 dong/kg hinh anh 2 thit_lon_reuters.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/29/thit_lon_reuters.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thịt lợn từ các nước Ba Lan, Đức, Pháp, Mỹ và Hà Lan. Ảnh: <em>Reuters.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Từ tháng 11 đến nay, giá nhập khẩu đã có xu hướng tăng so với thời điểm các tháng trước đó do nhu cầu ngày càng tăng mạnh. Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%.</p> <p>Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng 3-21%.</p> <p>Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong những ngày đầu năm 2020, giá lợn hơi tại Hà Nội phổ biến 93.000 đồng/kg; Hưng Yên giảm 1.000 đồng/kg xuống 94.000 đồng/kg; Hà Nam xuống 92.000-93.000 đồng/kg; Quảng Ninh, Thái Bình, Tuyên Quang, Sơn La... giá phổ biến là 93.000 đồng/kg.</p> <p>Nhìn chung, dù giá lợn tại khu vực miền Bắc vẫn ở mức cao nhất cả nước, dao động 90.000-95.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đà tăng đã chững lại và bắt đầu điều chỉnh giảm.</p> <p>Hiện nay có 1.641 doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam. Có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhập khẩu thịt lợn từ các nước, các doanh nghiệp này.</p> </div> <p> </p>